KHI BÁC SĨ LÀ NHỮNG NGƯỜI CẦM BÚT

Mọi người thường nghĩ rằng bác sĩ là những người gắn liền với chiếc áo blouse trắng, ống nghe, dao phẫu thuật mỗi ngày khám chữa cho hàng trăm bệnh nhân. Quan điểm: “Những người học y là những con mọt sách, học giỏi và bận rộn với nghề mỗi ngày” đã ăn sâu làm tâm trí nhiều người.

Từ nhỏ đến lớn, chúng ta chỉ nhìn thấy những điều mình nói ở trên. Rất ít ai nghĩ rằng bác sĩ cũng có thể viết hay và truyền cảm như một nhà văn hay một marketer chính hiệu.

“Khi bác sĩ không cầm bệnh án”. Sẽ như thế nào khi một ngày “Bác sĩ là những người cầm bút”.

Bác sĩ là những người cầm bút
Bác sĩ là những người cầm bút

Bên dưới là tổng hợp 5 cuốn sách có tác giả là những người làm trong ngành Y. Mình sẽ review một chút chút để bạn biết nội dung cuốn sách mình có muốn đọc hay không. Về nội dụng có hay không thì bạn phải đọc để có cái nhìn khách quan về nó.

1. Sách “Khi hơi thở hoá thinh không” – Cái chết có còn đáng sợ?

Sách “Khi hơi thở hoá thinh không” - Cái chết có còn đáng sợ?
Sách “Khi hơi thở hoá thinh không” – Cái chết có còn đáng sợ?

Sách là tự truyện có thật của một bác sĩ mắc bệnh ung thư phổi. Nội dung của tác phẩm kể về những trải nghiệm từ những ngày đầu học Y của tác giả. Gặp gỡ bệnh nhân đến khi phát hiện mình cũng là một bệnh nhân mắc bệnh ung thư và bắt buộc phải tiếp nhận điều trị lâu dài.

Tác giả – bác sĩ Kalanithi là một người yêu thích văn chương nên câu chuyện của anh được kể lại một cách mượt mà đầy cảm xúc. Ký ức những ngày tác giả còn là một sinh viên y, bắt đầu thực tập cho đến khi chính thức trở thành bác sĩ phẫu thuật thần kinh. 

Tất cả triết lý sống, triết lý nghề của kalanithi đều được anh kể lại hết trong quyển sách. 

Trong đó, có một câu nói khiến tôi rất ấn tượng: “Đối với bệnh nhân và gia đình, phẫu thuật não là sự kiện bi thảm nhất mà họ từng phải đối mặt và nó có tác động như bất kỳ một biến cố lớn lao trong đời. Trong những thời điểm nguy cấp đó, câu hỏi không chỉ đơn thuần là sống hay chết mà còn là cuộc sống nào đáng sống”.

Kalanithi luôn biết cách làm chúng ta phải suy ngẫm về những triết lý của anh ấy. Dù anh không thể chiến thắng được tử thần, nhưng những thông điệp của anh khiến độc giả nhớ mãi.

2. Sách “Chạy trời không khỏi đau” – Nhật ký bí mật của một bác sĩ trẻ

Sách “Chạy trời không khỏi đau”
Sách “Chạy trời không khỏi đau”

Điểm khác biết giữa Chạy trời không khỏi đau với các cuốn tự truyện khác là tác giả Adam Kay đã từ bỏ nghề Y để trở thành một biên kịch truyền hình.

Nhật ký bí mật của Adam Kay như một bản báo cáo vạch trần sự thật trần trụi khi tác giả còn là một bác sĩ. Anh kể về những ngày làm việc kéo dài như vô tận, một ngày có 24 giờ còn anh phải làm hết 97 giờ/tuần. Gần như không có thời gian nghỉ ngơi khi phải thức trắng cả đêm để trực ban. Cả tuần dành hết cho công việc.

Không có thời gian cho bản thân, không thực hiện được những đam mê dang dở. Thay vào đó, tác giả bị nhấn chìm trong những “cơn sóng thần” của máu và dịch cơ thể. Đối mặt với việc phải đưa ra quyết định sinh tử, sứ mệnh thiêng liêng, trọng trách nặng nề. Nhưng nhận lại mức lương không bằng doanh thu của một trạm thu phí giữ xe.

Cuốn tự truyện pha lẫn giữa hài hước, chán nản và đau đớn. Những dòng chữ viết vội sau một ngày bận rộn đã đủ để chúng ta hiểu về cuộc sống của một bác sĩ trẻ trải qua mỗi ngày tại bệnh viện. 

3. Sách “Bước vào cửa hàng nhiệm màu” – Bí mật hạnh phúc từ não bộ đến trái tim

Sách “Bước vào cửa hàng nhiệm màu”
Sách “Bước vào cửa hàng nhiệm màu”

Đây là một cuốn sách dành cho những ai đang mất phương hướng trong cuộc sống. Tác giả James R.Doty – một bác sĩ thần kinh, thông qua cách kể lại cuộc đời của mình đã đưa ra những giải thích cơ bản về hệ thần kinh và mô tả trải nghiệm cận tử.

Những trải nghiệm, thăng trầm trong suốt cuộc đời mình, James R.Doty đã đưa ra những bài học đắt giá về sự lựa chọn và tình thương.

Cuốn sách là sự kết hợp hoàn hảo giữa hồi ký và kiến thức khoa học bổ ích. Chạm tới cảm xúc của người đọc khi chứng kiến hành trình tìm về bản chất. Bản chất của nỗi đau. Bản chất của hạnh phúc. Bản chất của yêu thương. Và trên hết, bản chất của chúng ta với tư cách một con người.

Đọc thêm:

4. Sách “Vô thường” – Câu chuyện kinh hoàng xảy ra ở bệnh viện dưới góc nhìn nhân văn của một bác sĩ.

Sách “Vô thường” - Câu chuyện kinh hoàng xảy ra ở bệnh viện dưới góc nhìn nhân văn của một bác sĩ.
Sách “Vô thường” – Câu chuyện kinh hoàng xảy ra ở bệnh viện dưới góc nhìn nhân văn của một bác sĩ.

Con người sinh ra giữa cuộc sống đầy bon chen, vất vả cả một đời nhưng đến khi “nhắm mắt xuôi tay” đến cả tấm thân mình cũng không thể mang theo. Khi con người từ bỏ được “Tham – Sân- Si, Mạn, Nghi”, mọi thứ hoá vô thường, hạnh phúc đơn giản từ những việc nhỏ bé quanh mình.

Cuốn sách được hoàn thành bằng ngòi bút của một bác sĩ nhưng lại không hề khô khan. Tác giả đã truyền tải rất tốt những câu chuyện ngắn về con người, triết lý về đạo phật, lồng ghé mượt mà những câu hát chạm lòng người của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Sau tất cả, người đọc có thể nhìn thấy được một người bác sĩ có tâm hồn thánh thiện. Anh mong muốn truyền tải tất cả những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng và xã hội.

5. Sách “Chứng cứ về thiêng đường” – Những hình ảnh về một thế giới đặc biệt 

 Sách “Chứng cứ về thiêng đường”
Sách “Chứng cứ về thiêng đường”

Cuốn sách bàn luận về “Cuộc sống ở kiếp sau”, thế giới hư ảo có thật sự tồn tại? Niềm tin của con người về thế giới đặc biệt, không ai biết chắc chắn về câu trả lời cả.

Tuỳ vào tôn giáo của mỗi người mà họ chọn tin vào việc “luân hồi” hay không? Đặc biệt, trong khoa học vẫn chưa công nhận thế giới bên kia có tồn tại. Thậm chí, cho đến bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa có thể lý giải được những hiện tượng tâm linh kỳ lạ.

Cho đến khi “Trải nghiệm cận tử” làm biến đổi hoàn toàn thế giới quan của chính họ. Chúng ta hãy lật giở từng trang sách và lắng nghe Eben Alexander kể về trải nghiệm tuyệt vời của ông trước vẻ đẹp siêu thực nơi địa hạt tinh thần.

Nếu bạn thấy bài viết thực sự bổ ích thì hãy follow website của chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.