CÁCH SINH VIÊN Y DƯỢC VƯỢT QUA “PEER PRESSURE”

“Peer Pressure” không còn là một khái niệm xa lạ đối với tất cả các bạn sinh viên hiện nay. Đặc biệt điều này càng thể hiện rõ nét đối với các bạn trẻ đang theo học ngành Y. Dù không biết bạn là ai, cũng không biết bạn có xem đến cuối trang hay không nhưng tôi hy vọng bài viết nãy sẽ hữu ích đối với bạn.

Để lời nói của tôi trở nên có cơ sở hơn thì bạn hãy cùng tôi trả lời vài câu hỏi nhỏ này nha.

Cách sinh viên Y dược vượt qua “Peer Pressure”?
Cách sinh viên Y dược vượt qua “Peer Pressure”?

Làm sao để sinh viên biết mình đang “Peer Pressure”?

Làm sao để sinh viên biết mình đang “Peer Pressure”?
Làm sao để sinh viên biết mình đang “Peer Pressure”?

Bạn đã từng có một lần chán nản bản thân khi nhìn bao bạn bè cùng trang lứa thậm chí là trẻ tuổi hơn mình ai cũng giỏi, giàu, có được các suất học bổng, danh hiệu về học thuật cao quý. Còn mình vẫn còn đang chật vật từng ngày để giỏi hơn hôm qua.

Bạn cảm thấy tự ti về chính mình, nỗi lo sợ và thiếu tự tin càng lấn át chính sự tự tin vốn có của bản thân. Bạn choáng ngợp khi tham gia 1 cuộc thảo luận cùng với những bạn trẻ tích cực trao đổi, lý lẽ sắc bén phản biện với nhau giúp bạn có một buổi học thật ý nghĩa.

Tuy nhiên, khi người ta đang mải mê tranh luận thì bạn còn không có đủ thời gian để note lại và bạn đang trong trạng thái “loading…”.

Nếu bạn đã từng có những suy nghĩ như vậy đồng nghĩa bạn đã bị “Peer Pressure” – Áp lực bạn bè rồi đấy. 

Đọc thêm:

Peer Pressure có nghĩa là gì?

Peer Pressure là gì?
Peer Pressure là gì?

Peer pressure được hiểu là bạn đang phải chịu những áp lực từ những người bạn quen biết.

Thật ra thì khoảnh khắc đầu tiên bạn đặt chân vào cánh cổng đại học, những áp lực gọi tắt là “Peer Pressure” đã hiện lên rõ ràng trong nhận thức của bạn. Đặc biệt, khi bạn trở thành sinh viên tại các trường Y thuộc “Top đầu” như trường Đại học Y Dược.

Theo nguồn dữ liệu thu thập được từ các trường Đại học Y Dược hiện nay, tính theo mỗi mét vuông là lại có đến vài SV đạt Ielts trên 8.0, giải thưởng tỉnh, Quốc gia, huy chương vàng quốc gia thậm chí còn có cả quốc tế. Không khó để tìm ra một thủ khoa đại học đang theo học tại đây.

Nhìn lại chính mình vẫn đang là một người rất bình thường chưa có thành tựu gì cho bản thân. Vì đang mải loay hoay với một mớ kiến thức nạp vào mỗi ngày trên giảng đường. Bạn còn đang bận tính tiền thuê nhà, sinh hoạt phí hằng tháng.

Sống trong 1 gia đình truyền thống làm nông, những đứa con xa quê sẽ không khỏi chạnh lòng khi thấy ba mẹ vất vả mỗi ngày để nuôi con thành tài trong suốt bao nhiêu năm trời. Trong khi đồng trang lứa bạn bè đã ra trường đi làm kiếm tiền. Còn mình đang mải lo sinh hoạt phí hằng ngày để cân bằng chi tiêu.

Những “So sánh ngầm” tường chừng rất vô hại lại vô tình trở thành “Bóng ma tâm lý”. Dẫn đến mỗi khi gặp những người giỏi hơn thay vì mong muốn học hỏi bạn lại tự sinh ra cho mình sự đố lỵ, ghen ghét. Tự tạo cho mình áp lực, cảm giác chán nản là một trong những nguyên nhân làm bạn trở nên kém cỏi.

Cho dù cuộc sống áp lực, nhưng bạn phải coi nó làm động lực để bứt phá bản thân mình. Tôi sẽ liệt kê ra cho bạn vài hướng giải quyết tình trạng của bạn hiện tại.

Sinh viên vượt qua “Peer Pressure” bằng cách nào?

Sinh viên vượt qua “Peer Pressure” bằng cách nào?
Sinh viên vượt qua “Peer Pressure” bằng cách nào?

1. Đầu tiên: Xác định lại mục tiêu sống. Điều gì là quan trọng nhất?

Dành thời gian chiêm nghiệm lại bản thân, bạn phải hiểu được chính mình. Mỗi người là một cá thể khác nhau, không việc gì cứ phải nhìn chằm chằm vào người ta để tự hạ thấp giá trị của mình. Bạn có muốn trở thành bản sao của người khác không?

Chính mỗi sinh viên phải là phiên bản tốt nhất của chính mình đi đã rồi nói tiếp.

2. Giữ vững lập trường của mình

Ở đây không mang nghĩa “bảo thủ”, mỗi sinh viên cần hiểu rõ “ngưỡng mộ nhưng không phụ thuộc”. Mỗi người có một đặc điểm, tài năng riêng không phải người ta giỏi gì mình cùng phải bắt chước theo.

Để mang lại giá trị cho bản thân, bạn hãy xem đó là một tấm gương cho mình cố gắng. Không thành công nào là không trải qua khó khăn, muốn trở thành một bác sĩ giỏi đòi hỏi người học phải mất rất nhiều thời gian rèn luyện các kỹ thuật chuyên môn.

Có thể bạn nhiều khuyết điểm nhưng bạn không được thiếu nổ lực. Hôm nay bạn có khuyết điểm không đồng nghĩa với việc ngày mai bạn vẫn còn nó! Không có thành công nào là vô thường, suy nghĩ lạc quan là cách tự động viên mình vượt qua những lúc khó khăn.

3. Chấp nhận ảnh hưởng, tác động tích cực để cố gắng

Năng lượng của mỗi người hoàn toàn không thể nạp như cách động cơ hoạt động. 

Mỗi người đã lựa chọn cho mình mỗi con đường khác nhau, người thì làm bác sĩ khoa nội, khoa ngoại, dự phòng,.. Mỗi sinh viên đều đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau để hoàn thành mục tiêu chung là phát triển.

Một người dành quá nhiều thời gian để sân si người khác còn đâu thời gian đầu tư cho chính mình đúng không? Suy nghĩ tích cực lên khi bạn còn trẻ, chưa thử sức mà đã biết thất bại là thành công ảo. Nếu giữ quan điểm này thì chính bạn đã tự đặt dấu chấm cho nổ lực của bạn rồi.

Đọc thêm:

4. Kết nối để thành công

Kết nối để thành công
Kết nối để thành công

Một người bình thường kết nối được với những người bạn giỏi hơn mình là một thành công đáng khích lệ. Trong một môi trường toàn những ngôi sao bạn sẽ biết cách để biến mình giỏi hơn để không bị thụt lùi so với bạn bè.

Thay vì ghen ghét nhau, hãy chủ động tìm và học hỏi cách người khác thành công. Lắng nghe câu chuyện thành công của người khác vô tình có được bài học để bản thân rút kinh nghiệm. Không phải người tiên phong chưa hẳn là xấu, người đi sau có thể học hỏi được kinh nghiệm của người đi trước.

Biết đâu vô tình bạn tìm được một người đồng hành để chia sẻ, người cho bạn những lời khuyên chân thành để phát triển mình.

Câu chuyện có thật: “Mình từng rơi vào trầm cảm khi cảm thấy bản thân quá kém cỏi so với những người bạn cùng khoa. Người nào cũng thành tích này thành tích nọ, họ tham gia các CLB, cuộc thi, phong trào,.. Ấy vậy mà vẫn đạt được học bổng với số điểm và thành tích vượt trội. Vô tình một lần làm quen với 1 trong số những bạn đấy, mình mới biết thực ra mình chỉ đang nhìn thấy bề ngoài của sự thật”.

“Trải lòng về những áp lực của những người như bạn ấy tôi mới nhận ra rằng thật ra họ cũng rất mệt mỏi chứ không phải chỉ đơn giản và vài tiết học mà là bao đêm thức khuya. Đạt được tham vọng lớn do bản thân đặt ra đích thực khó hơn rất nhiều khi bạn nhìn vào thành công của một ai đó”.

5. Hiểu “Nổ lực” và “Nỗ lực”

Làm bất kỳ điều gì cũng phải có mục tiêu rõ ràng, đừng tạo ra “nổ lực ảo” làm rất nhiều nhưng nhận lại chẳng có bao nhiêu. Áp lực giờ đây là nỗ lực làm sao trở thành phiên bản của chính mình tốt hơn ngày hôm qua.

Câu nói đáng cho bạn suy ngẫm: “Sợ kẹt xe thì đi sớm, sợ thất bại thì không có thành công”. Tuổi trẻ chỉ cần một lần thôi các bạn sinh viên của chúng ta, cơ hội duy nhất bạn không nắm lấy là mất luôn. Sự lựa chọn nằm ở quyết định của bạn. Hy vọng tôi đã giúp bạn trút bỏ 1 phần áp lực của hiện tại.

Nếu bạn thấy bài báo này thực sự bổ ích thì hãy follow website của chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.