CÙNG NHAU VƯỢT QUA “NỖI ÁM ẢNH” KHI VÀO TRƯỜNG Y

Sinh viên trường Y rớt môn không có gì đáng sợ, điều “ám ảnh nhất” là học ngày học đêm, học mãi mà vẫn không qua môn. Để biết được tại sao thì cũng với chúng tôi khám phá nguyên nhân bên dưới nha.

Cùng nhau vượt qua “Nỗi ám ảnh” khi vào trường Y
Cùng nhau vượt qua “Nỗi ám ảnh” khi vào trường Y

Tưởng học trường Y mà thoát được Lý sinh à?

Khoa: Em à, có thể bây giờ em từ chối anh vì chúng ta chưa đủ trưởng thành, anh chưa có sự nghiệp vững chắc. Em chưa yên tâm để tựa vào vai vai, nhưng không sao chỉ cần em đồng ý bên cạnh anh. Anh sẽ phấn đấu để trở thành trường khoa và giàu có để mua cho em những thứ em thích. Khi anh có đầy đủ nhà cửa, xe cộ em có đồng ý lấy anh không?

Nga: Ngày mai em sẽ đồng ý yêu anh?

Khoa: Sao lại thế? Anh có điểm gì khiến em không hài lòng ư?

Nga khẽ mỉm cười, ánh mắt 7 phần chán ghét 3 phần chán nản lướt nhìn Khoa và nói:

Tình cờ em thấy bảng điểm của anh kỳ vừa rồi. Anh à, anh trượt Lý sinh lần thứ 4 rồi đấy. Vậy mà dám hứa hẹn với tôi, điêu thế. Anh muốn làm giàu từ nghề Y mà bản thân lại không thể vượt qua Lý sinh thì vĩnh viễn em không làm người yêu anh đâu.

Sinh viên ám ảnh mỗi khi tới giờ học Lý sinh
Sinh viên ám ảnh mỗi khi tới giờ học Lý sinh

Câu nói như lưỡi dao cứa thẳng vào tim chàng trai. Ngày xưa, học ngày học đêm để đậu đại học Y chỉ mong rằng sau này không còn đụng tới Vật Lý nữa. Thật không ngờ thực tại như “một cú tát” làm các bạn sinh trường theo học tại các trường Y hoang mang.

“Mất tình yêu đẹp chỉ vì mãi không qua nổi môn Lý sinh, quá khổ rồi các bạn ơi”

Không riêng gì bạn nam trong câu chuyện, nhiều bạn đã lầm tưởng và mang hy vọng thoát khỏi Lý mà chọn ngành Y. Lầm tưởng non nớt đã khiến các bạn sinh viên vị vật tơi tả những năm đầu tiên khi vừa bước chân vào trường Y.

Bảng điểm trải dài những chữ D+, D, F, C, giấc mơ học bổng vụt tắt, giọt nước mắt lăn dài. Vậy các bạn có biết vào trường Y phải chuẩn bị gì để không “trả giá” cho sự ngu ngốc này nữa không?

Đọc thêm:

Những điều cần chuẩn bị để vượt qua “nỗi ám ảnh” Lý sinh

Những điều cần chuẩn bị để vượt qua “nỗi ám ảnh” Lý sinh
Những điều cần chuẩn bị để vượt qua “nỗi ám ảnh” Lý sinh

Dành thời gian ôn tập lại kiến thức trước khi bước chân vào trường Y

Bạn nên tập trung tổng ôn lại tất cả các kiến thức Vật lý ở THPT 2 tuần trước khi nhập học. Môn Lý sinh của năm 1 có khá nhiều kiến thức tương tự và hệ thống chặt chẽ với các kiến thức đã học ở THPT.

Dành thời gian ôn tập lại kiến thức trước khi bước chân vào trường Y
Dành thời gian ôn tập lại kiến thức trước khi bước chân vào trường Y

Môn Lý sinh ở đại học sẽ nặng lý thuyết hơn so với bậc THPT. Ôn lại kiến thức cũ là cách duy nhất giúp bạn không bị mất phương hướng trong những buổi đầu tiên. Khởi đầu môn học tốt là tín hiệu giúp bạn có thêm động lực học tập. Giải được những bài tập cơ bản trong chương trình học, bạn sẽ nổi bật tỏa sáng mà không còn áp lực môn này như các bạn khác.

Đơn giản là học để hiểu chứ học vẹt là vẫn rớt môn bình thường, môn này là nền tảng để học các môn học sau nên các bạn đừng nên xem thường.

Nghiêm túc, tập trung trả lời các câu hỏi lượng giá ngay trên giảng đường

Nghiêm túc, tập trung trả lời các câu hỏi của giảng viên
Nghiêm túc, tập trung trả lời các câu hỏi của giảng viên

Đây là điều hiển nhiên nếu bạn muốn qua môn. Không rõ các trường Y khác thế nào, nhưng giảng viên bộ môn Sinh – Lý sinh ở trường Đại học Y dược tp.HCM ai nấy đều tâm lý và đáng yêu.

Để giúp cho sinh viên rút ngắn thời gian học mà vẫn đạt hiệu quả, giảng viên thường sẽ giảng các vấn đề trọng tâm kỹ và cho sinh viên thực hành trả lời câu hỏi lượng giá ngay trong lúc học trên lớp. 

Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng sẽ dặn dò cẩn thận về những phần kiến thức quan trọng, cùng những lỗi dễ gặp khi kiểm tra. Như vậy, chỉ cần tập trung nghe giảng trong khoảng 2 – 3 tiếng, bạn hoàn toàn có thể đạt điểm Lý sinh cao mà không quá chật vật đâu.

Tập bấm giờ và cẩn thận các lỗi thường mắc phải

Tập bấm giờ và cẩn thận các lỗi thường mắc phải
Tập bấm giờ và cẩn thận các lỗi thường mắc phải

Lưu ý các lỗi nhỏ dễ mắc phải khi sử dụng kính hiển vi quang học. Trang thiết bị phòng lab của mỗi trường Y sẽ khác nhau, nên chắc chắn trải nghiệm thực hành Lý sinh cũng sẽ khác nhau luôn.

Về cơ bản, hai kỹ năng này rất quan trọng trong quá trình học thực hành môn Lý sinh. Lúc đi thi chạy trạm, do thời gian gấp rút nên có nhiều bạn thường để mất điểm ở hai trạm này.

Thực tế rằng cho dù là trong quá trình học hay làm trong ngành Y bạn đều cần sử dụng khá thường xuyên các thủ thuật liên quan tới Vật lý. Vậy nên đừng nghĩ rằng học Y là đã chia tay Vật lý rồi nha các bạn.

Nếu bạn thấy bài viết thực sự bổ ích thì hãy follow website của chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.