THÔNG BÁO KHẨN DÀNH CHO SINH VIÊN Y KHOA 

Là một sinh viên y khoa đặc biệt là Y2-Y3 cần chú ý các tiến trình sau đây để có thể phục vụ cho việc đi học lâm sàng cũng như là đi thực tập tại bệnh viện. Sau đây là một số điều quan trọng cần lưu ý để giúp bạn sinh viên y khoa đạt kết quả trong quá trình hoàn thành các công việc trên nhé!

Các chú ý khi đi lâm sàng
Các chú ý khi đi lâm sàng

Chú ý 1: Trình tự tiến trình ghi y lệnh trong bệnh án

Ghi y lệnh là một quy trình rất là quan trọng trong quá trình các bạn sinh viên Y khi đi lâm sàng. Các bạn cần phải đọc kỹ các chú ý dưới đây để sử dụng đúng thứ tự các loại thuốc, cũng như các chế độ chăm sóc và dinh dưỡng của các bệnh nhân để đúng với quy trình.

Cách ghi bệnh án dành cho sinh viên Y
Cách ghi bệnh án dành cho sinh viên Y

Hãy chú ý tư thế nằm của bệnh nhân (điều cần thiết): đầu thấp, đầu cao 30°, 45°,..

Các bạn hãy chú ý thứ tự của từng loại thuốc dưới đây để sử dụng cho đúng với quy trình chuẩn y khoa:

  • Thuốc truyền tĩnh mạch (theo thứ tự: máu, dịch, thuốc gây nghiện-hướng thần, kháng sinh, kháng viêm,…).
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch chậm (theo thứ tự: thuốc gây nghiện-hướng thần, kháng sinh, kháng viêm,…).
  • Các loại thuốc tiêm khác.
  • Thuốc uống (theo thứ tự: thuốc viên kháng sinh, thuốc viên không phải kháng sinh, thuốc gói, thuốc nước,..).
  • Thuốc đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác.
  • Phun khí dung.
Sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng từng bệnh nhân
Sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng từng bệnh nhân

Chế độ dinh dưỡng của từng bệnh nhân sẽ khác nhau nên tùy vào từng đối tượng mà các bạn sinh viên cần nhớ để điều chỉnh (tùy theo lứa tuổi: cháo, cơm, sữa, sữa bú…).

Chế độ chăm sóc: hãy phân loại tùy theo tình trạng bệnh: cấp 1, cấp 2, cấp 3 để có cách chăm sóc bệnh nhân phù hợp để giúp bệnh nhân mong chóng cải thiện sức khỏe và xuất viện.

Lưu ý: đối với thuốc kháng sinh, kháng viêm, an thần phải ghi ký hiệu và số ngày dùng khi ra y lệnh:

  • Kháng sinh: hình tròn.
  • Kháng viêm: hình tam giác.
  • An thần: hình chữ nhật.

Các bạn cần chú ý khi ghi chép các loại thuốc này bởi vì sử dụng sai mục đích sẽ gây ra hậu quả rất lớn đối với bệnh nhân của mình. Hãy thật tập trung và chú ý đối với các loại thuốc này. 

Khi đi lâm sàng phải nghe thật kỹ bài giảng của các thầy cô về những loại thuốc này, có thể ghi chép, ghi âm hoặc quay video để về nhà vẫn có thể xem lại. 

Xem thêm:

Chú ý 2: Cách ghi chú dành cho sinh viên Y

Theo Điều 3 chương II Thông tư số 23/2011/TT-BYT Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT có một số lưu ý để phân loại các loại bệnh nhân và từ đó đưa ra được mức độ chăm sóc phù hợp với từng người. 

Các bạn sinh viên Y2-Y3 cần phải đọc kỹ những thông tin dưới đây để có được các kiến thức cần thiết cho việc đi học lâm sàng của mình. Đồng thời, việc trang bị đầy đủ thông tin giúp cho các bạn tự tin hơn và đạt được kết quả tốt trong bộ môn lâm sàng. 

Dưới đây là phân loại từng bệnh nhân và cách chăm sóc họ mà các bạn cần biết:

Chăm sóc cấp 1

  • Người bệnh phụ thuộc hoàn toàn khi thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày.
  • Tình trạng bệnh lý nặng, diễn biến bất thường, trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Thời gian theo dõi: liên tục hàng giờ (tối đa 3 giờ/ lần) hoặc thường xuyên hơn theo quy định.

Chăm sóc cấp 2

  • Người bệnh phụ thuộc một phần vào người khác khi thực hiện các hoạt động hằng ngày của cơ thể.
  • Người bệnh có bệnh lý nặng, có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh, cần theo dõi thường xuyên.
  • Thời gian theo dõi: 2 – 4 giờ/ lần hoặc theo chỉ định.

Chăm sóc cấp 3

  • Người bệnh tự thực hiện được hoàn toàn hoặc hầu hết các hoạt động cá nhân hằng ngày của cơ thể.
  • Người bệnh có tình trạng bệnh lý ổn định, ít hoặc không có nguy cơ đe dọa tính mạng, không cần theo dõi thường xuyên.
  • Thời gian theo dõi: ít nhất 1 lần/ ngày hoặc theo chỉ định.
Cách để chăm sóc bệnh nhân mà sinh viên cần biết
Cách để chăm sóc bệnh nhân mà sinh viên cần biết

Trên đây là các lưu ý mà các bạn sinh viên Y khoa đặc biệt là Y2-Y3 cần biết, hy vọng các thông tin này hữu ích đối với các bạn! Nếu bạn thấy bài viết thực sự bổ ích thì hãy follow website của chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.