CẢM NHẬN SAU 3 NĂM NỘI TRÚ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Bên dưới là những chia sẻ của các bạn bác sĩ nội trú năm 3 đang theo học tại Đại học Y dược Cần Thơ. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ chân thật ấy sẽ giúp các bạn trẻ hiểu hơn về cuộc sống của một bác sĩ học nội trú sẽ như thế nào.

Mình xin phép được hoá thân thành nhân vật chính để bộc lộ được hết những cảm xúc qua câu chuyện bên dưới.

Cảm nhận sau 3 năm nội trú tại Đại học Y dược Cần Thơ
Cảm nhận sau 3 năm nội trú tại Đại học Y dược Cần Thơ

Cảm nhận sau 3 năm nội trú tại Đại học Y dược Cần Thơ

“Thứ bạn muốn là đích đến, nhưng khi bạn làm đó là 1 hành trình”. 

Đã có nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng nội trú là con đường duy nhất và nhanh nhất để đạt được thành công trên con đường theo đuổi ngành Y, nâng giá trị bản thân lên xxx lần.

“Nhưng nội trú tại Đại học Y dược Cần Thơ chưa phải là con đường duy nhất để thành công”.

Tôi là Nguyễn Thế Thanh – sinh viên học nội trú năm 3 trường Đại học Y dược Cần thơ, người đã in sâu sâu quan điểm rằng: “Cứ theo ngành Y thì phải nội trú” trong 3 năm dài đăng đẳng. Cho đến một ngày tình cờ được tham dự buổi Talk Show của anh Nguyễn Hữu Quang Vinh chương trình nội bộ của nhà MESC – Medical English Speaking Club.

Các thành viên của nhà MESC trong đó có cả tôi dường như được khai sáng thật rồi. Có vài chia sẻ rằng mình thấy tâm đắc nhất hy vọng nó sẽ có ích cho với bạn.

1. Điểm số không là tất cả

Khi điểm số không là tất cả
Khi điểm số không là tất cả

Diễn giả – anh Vinh không ngại chia sẻ bảng điểm thực anh nhận được suốt những năm đại học, điều mà rất ít khi các anh chị đi trước chia sẻ. Cũng đúng thôi, tâm lý mọi người đa số sẽ ngại show ra điểm yếu kém của mình nhưng anh thì không như vậy.

Thật sự thì trong năm đầu tiên bước vào cánh cửa đại học điểm số của mình đã rất thấp ngay từ những môn đầu tiên. Dù rằng mình đã phải cố gắng rất nhiều nhưng điểm số mãi vẫn chưa cải thiện là bao.

Cảm giác áp lực, mà mọi người hay gọi là “Peer Pressure” dần xuất hiện trong đầu khi bạn bè ai cũng được điểm A to đùng.

Chính vì thế mà khi nghe anh trải lòng về câu chuyện của cá nhân anh trong những năm vừa qua mình mới có cảm giác ngũi lòng và sự đồng cảm rất lớn. Mình nhìn thấy Nguyễn Thế Thanh trong câu chuyện của anh Quang Vinh.

Mỗi bác sĩ đều mang một sứ mệnh cao cả là cứu chữa cho người bệnh. Và hiễn nhiên ngành học này mang tính ứng dụng vào thực tế rất cao, bạn phải tiếp cận trực tiếp với người bệnh mới có thể hiểu được nguyên do căn bệnh từ đâu. Nên điểm số trên lý thuyết hoàn toàn không phản ảnh được hết năng lực của một sinh viên Y khoa.

Qua buổi trò chuyện, mình gần như đã trút hút được gánh nặng điểm số vẫn luôn chèn ép mình trong 3 năm liền. Một câu nói làm tất cả mọi người phải trầm tư một hồi lâu: “Hãy cứ giữ tinh thần thoải mái và thời gian học thêm những điều mình thích”.

Tất cả làm mình hồi tưởng về quá khứ mình đã đối xử tệ với bản thân như thế nào và mình quyết định sẽ thay đổi.

2. Nếu không có gì thay đổi thì mình sẽ là một “Người lao động”

Nếu không thay đổi mình cũng chỉ là một người lao động
Nếu không thay đổi mình cũng chỉ là một người lao động

Người ngoài ngành hay ngưởng mộ chức danh Bác sĩ nên ít khi nào mình tìm hiểu thị trường lao động hiện nay hay nhu cầu thị trường như thế nào. Sau khi nghe anh đề cập mình mới hiểu được đạo lý: “Người tuyển dụng chỉ tìm kiếm những người lao động, người có thể cống hiến và tạo ra giá trị cho họ mà thôi”.

Thực tế nó còn khốc liệt hơn nhiều so với trên phim ảnh, hình ảnh người Bác sĩ quá lý tưởng. Khiến mình quên đi việc mình được đào tạo tại Đại học Y dược Cần Thơ cũng là một con đường để gia nhập thị trường lao động.

Suy cho cùng Bác sĩ cũng chỉ là một nghề cao quý khi chính nó sinh ra để cứu người. Mỗi sinh viên ngành Y sẽ được học và đem kiến thức của mình phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của người Việt.

Đọc thêm:

3. Không có chuyên khoa tốt nhất

Không có chuyên khoa tốt nhất tại Đại học Y dược Cần Thơ
Không có chuyên khoa tốt nhất tại Đại học Y dược Cần Thơ

“Chỉ có chuyên khoa phù hợp với mình nhất”.

Một người giỏi thường hay nghĩ: “Mình có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng thực hành lâm sàng tốt, năng lực thì thừa sức cân được tất cả các chuyên khoa. Sự thật không như vậy đâu các bạn, mình đã phải nghiêm túc xem lại định hướng, mong muốn từ đầu của bản thân.

Không chỉ riêng gì ngành Y, công việc tốt nhất với một người lao động là công việc không chỉ khả năng mà người thực hiện phải thật sự có đam mê và sự yêu thích. Đến lúc đó, công việc mới thật sự có hiệu quả. Còn gì tuyệt vời hơn một công việc có được sự tôn trọng của mọi người vừa lại là việc mình thích.

Đối mặt với những sự lựa chọn, mình hoàn toàn trống rỗng không biết bản thân thích chuyên khoa nào. Cảm giác cơ thể của mình nhưng con tim lại không thể trả lời mình nó rất bất lực. Không lẽ tự đánh mình để xả cơn bực tức trong người hay sao?.

Quan điểm cá nhân của anh Vinh đã cho mình cái nhìn tích cực hơn về ngành và có những định hướng ban đầu cho tương lai. Bác sĩ Y khoa đồng nghĩa với việc tất cả các khoa mình phải biết một chút, bác sĩ nào giỏi lắm mới thành thạo tất cả các khoa. Nếu có những định hướng ngay từ khi mới bắt đầu thì mình tự tin lượng kiến thức mình nạp vào nhiều hơn đủ để tạo sự tự tin cho mình khi đứng trước mặt bệnh nhân sau này.

4. Nội trú không là con đường duy nhất

Nội trú không là con đường duy nhất
Nội trú không là con đường duy nhất

Nếu không nội trú thì hãy bắt đầu những dự định mới của riêng bạn. Đã là một sinh viên ngành Y thì không nên bỏ qua kỳ thi tuyển sinh BS nội trú tại Đại học Y dược Cần Thơ. Bạn nào cũng sợ mà rút đơn ứng tuyển thì ai sẽ là người đậu? Tất nhiên là những bạn dám đương đầu với khó khăn rồi. Đây là điều những nhà tuyển dụng thích đấy cố phát huy nha.

Sau cùng, mình muốn khuyên các bạn hãy cứ thử sức với những thử thách này đi, biết đâu người may mắn gọi tên mình. Lỡ đâu rớt thì cũng không sao, nhiều anh chị có tiếng trong ngành nhiều người vẫn không tham gia đào tạo BS nội trú đó thôi.

Khái niệm về sự thành công của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, không có quy chuẩn nào để so sánh hay đo lường được. Thành công là khi bạn vượt qua chính mình, tự tạo cơ hội cho bản thân tiếp tục phát triển.

Câu chuyện này như một lời động viên những bạn đã từng như mình, dù không quá dài nhưng đủ để bạn hiểu vả cảm nhận được những thông điệp mình muốn truyền tải.

Nếu bạn thấy bài viết thực sự bổ ích thì hãy follow website của chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.