BÁC SĨ BỎ VIỆC, SINH VIÊN HỐI HẬN KHI CHỌN NGÀNH Y

Mong muốn bỏ ngành là câu nói đầu tiên người bạn thân nói với tôi sau những tuần có lịch kiểm tra dày đặc. Tôi cùng không rõ mình đã nghe câu nói này bao nhiêu lần trong suốt khoảng thời gian ngồi học tại giảng đường. Đời sinh viên ngành Y có bao nhiêu lần thi là bấy nhiêu lần nó vật vờ ra than vãn với tôi câu nói quen thuộc.

Bác sĩ bỏ việc, sinh viên hối hận khi chọn ngành Y
Bác sĩ bỏ việc, sinh viên hối hận khi chọn ngành Y

Dưới đây là một câu chuyện có thật về một bạn sinh viên ngành Y. Hy vọng thông qua câu chuyện này bạn có một cái nhìn khách quan hơn về ngành này

Sinh viên giỏi muốn bỏ ngành Y để theo ngành khác?

Sinh viên giỏi muốn bỏ ngành Y để theo ngành khác
Sinh viên giỏi muốn bỏ ngành Y để theo ngành khác

Còn nhớ ngày nào bạn tôi là một học sinh giỏi có tiếng của trường. Nhóm bạn tách nhau ra từ khi đứa thì chọn kinh tế, tài chính hay các ngành văn phòng khác còn duy nhất nó lựa chọn theo đuổi ngành Y. Đúng với mong muốn của cha mẹ của nó rằng con cũng sẽ làm cho nhà nước như mình hiện tại.

Nghe đồn bác sĩ giàu lắm và bạn tôi đã quyết tâm thi đỗ vào trường đại học Y để thay đổi cuộc sống bình thường hiện tại của mình. Ôm quá nhiều hy vọng và rồi đến khi nó học một thời gian rồi nó mới biết: “Làm bác sĩ giàu thật…nhưng là giàu niềm tin, sức chịu đựng và tính kiên nhẫn”. 

Làm bác sĩ lắm tiền thật mà là tiền đình, tiền cà phê vào mỗi dịp ôn thi.
Làm bác sĩ lắm tiền thật mà là tiền đình, tiền cà phê vào mỗi dịp ôn thi

Làm bác sĩ lắm tiền thật mà là tiền đình, tiền cà phê vào mỗi dịp ôn thi. Mà bạn cũng biết rồi đó, chương trình học dành cho bác sĩ bạn tôi kể nó tháng nào cũng kiếm được rất nhiều tiền. Còn tiền gì thì tôi tin bạn đã đoán ra ở câu trước rồi.

Tại sao sinh viên chán nghề nhưng chưa bỏ ngành?

Tại sao sinh viên chán nghề nhưng chưa bỏ ngành?
Tại sao sinh viên chán nghề nhưng chưa bỏ ngành?

Tôi đã từng khuyên nó chuyển ngành đi nhưng mãi nó vẫn tiếp tục học vì nó tiếc. Công sức mấy năm trời cha mẹ làm lụng để góp tiền nuôi 1 bác sĩ tương lai. Nó cũng đã bỏ lỡ nhiều đêm không ngủ để ôn luyện, nó không nỡ.

Mục tiêu ban đầu không còn nữa, lại chưa biết mình phù hợp với ngành nào. Bạn tôi sợ lắm khi ba mẹ sẽ buồn và thất vọng về đứa con họ mang đầy hy vọng. Sợ nhận sự cười nhạo của những người ghét mình khi nghe tin vui này.

Bạn bè đa số đều đã ra trường và có công việc ổn định, yên bề gia thất. Còn nó vẫn loay hoay với vòng lẩn quẩn: học, trực, ôn thi, thi rồi lại tiếp tục vòng quay.

Và câu chuyện “Chán nghề nhưng chưa bỏ ngành” là bởi vì nó nghĩ : “Kệ, lỡ ròi thì học lấy tấm bằng rồi làm freelance sau”.

Đọc thêm:

Cuộc sống của 1 bác sĩ mới ra trường

Cuộc sống của 1 bác sĩ mới ra trường
Cuộc sống của 1 bác sĩ mới ra trường

Hết học kỳ bạn tôi vẫn tốt nghiệp với tấm bằng khá như bao người. Đi tìm việc được nhận tại một bệnh viện tỉnh đông đúc bệnh nhân. Đồng nghĩa bạn tôi ngày càng bận hơn, chúng tôi không còn những đêm thức trò chuyện. Nó không có nổi thời gian rảnh cho bạn bè chứ nói gì đến bản thân. Lúc nào cần gọi thì tôi cũng nhận lại đúng 1 câu “Tao ở bệnh viện rồi, gọi sau nha” nghe cứ như thao tác copy paste.

Ba mẹ thì sợ con gái không ai ưng cũng đi kiếm vài mối cho con. Nhưng con bạn tôi nó lắc đầu, nó chỉ cần ngủ. Mỗi ngày công việc là lấy đi gần 95% năng lượng của nó. Chính vì vậy mà nó không có rảnh để quan tâm người khác, ai giành bồ ai cũng kệ.

Đỉnh điểm của sự chịu đựng là thời điểm dịch nổ ra, mỗi nhân viên y tế đều phải vắt hết công suất để khống chế dịch bệnh. Suốt mấy tháng liền nó chúng tôi không hề liên hệ kể cả nhắn tin.

Ngày nó về chúng tôi hẹn nhau gặp mặt, trên chiếc giường trúc nó đã kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện thấm đẫm mồ hôi của các bác sĩ. Nó bảo những ngày còn dịch không khác gì mấy là ngày tận thế.

F0 tăng liên tục, người ra vào bệnh viện còn đông hơn chợ, nhiều ca bệnh liên tục chuyển biến xấu. Đội ngũ y bác sĩ phải cố gắng hết sức để cứu chữa cho bệnh nhân đến mức ngất xỉu ngay hành lang vì quá kiệt sức.

Tôi hỏi nó: “Khi ấy mày có sợ không?”, do dự một hồi nó cũng gật đầu. Là một nhân viên y tế bắt buộc phải thực hiện tròn nghĩa vụ của mình, cũng muốn thực hiện nghĩa vụ với gia đình. Sợ nhất là một ngày thức dậy nó không còn đủ sức để cứu người. 

Bác sĩ mới hiểu được sứ mệnh to lớn của mình với người bệnh

Nhìn bệnh nhân ra đi, nỗi đau của những người ở lại đã giúp bạn tôi có thêm sức mạnh, cố gắng vượt qua khó khăn giành lại mạng sống từ tay tử thần cho bệnh nhân.

Bác sĩ hạnh phúc khi giành sự sống về cho bệnh nhân
Bác sĩ hạnh phúc khi giành sự sống về cho bệnh nhân

“May hồi ấy không bỏ y.”

Nó bật cười khanh khách, đã rất lâu bạn tôi mới nở một nụ cười mãn nguyện như vậy. Ừ thì nó đã chấp nhận làm một lương y chân chính, như ba tháng trước, lương ba cọc ba đồng không là bao nhưng nó đang sống 1 cuộc đời giá trị. Nếu từ bỏ ngành y nó đã không thể cứu người, sẽ không thể nào chứng kiến cảnh sinh ly tử biệt, mạng sống quý biết bao với mỗi người.

Thành công là phải chấp nhận đánh đổi, con đường nào cũng lắm chông gai. Mong rằng các bạn sẽ giữ vững niềm tin với con đường mình đã chọn. Đặc biệt, các bạn sinh viên theo học ngành Y đang còn ngồi trên giảng đường, khó khăn hiện tại là những cửa ải để sinh viên tu luyện kỹ năng để trở thành những nhân viên y tế lành nghề trong tương lai.

Cứu người không phải là chuyện đơn giản vì thế không được lơ là một giây phút nào. Sức khoẻ và an toàn của người dân đều trông cậy vào các y bác sĩ tương lai của chúng ta.

Bên trên là những thông tin mới nhất chúng tôi cập nhật dành cho bạn. Nếu bạn thấy nó thực sự bổ ích thì hãy follow website của chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.