NHỮNG GÓC KHUẤT KHI DẤN THÂN VÀO NGÀNH Y?

Mỗi năm có rất nhiều sinh viên đăng ký nguyện vọng vào ngành Y. Tuy nhiên liệu rằng các bạn có thật sự hiểu rõ về ngành Y hay không? Có hiểu được những khó khăn, những góc khuất khi quyết định dấn thân vào ngành Y? Liệu rằng khi đã có một cái nhìn thực tế và hiểu về ngành Y thì liệu rằng lựa chọn của các bạn có khác đi hay không? Hãy cùng svykute điểm qua top 3 sự thật về ngành Y mà có thể các bạn chưa biết nhé!

Những sự thật cần biết trước khi lựa chọn ngành Y
Những sự thật cần biết trước khi lựa chọn ngành Y

Đặc thù nghề

Có thể nói ngành Y là thực sự là một ngành có đặc thù rất khác biệt. Ngành Y khoa là lĩnh vực làm việc liên quan trực tiếp đến con người. Ngành Y thật sự có rất nhiều công việc liên quan đến sức khỏe con người, và cũng có đa dạng nhiều chuyên khoa khác nhau nên bạn cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định công hiến thanh xuân của mình cho Y khoa. 

Ngành Y khoa là một lĩnh vực làm việc trực tiếp liên quan đến con người
Ngành Y khoa là một lĩnh vực làm việc trực tiếp liên quan đến con người

Theo Y khoa thật sự cần một thời gian rất dài, kể cả thời gian học và thời gian để có thể “chín” nghề. Nếu như các ngành khác thời gian học đối với trình độ đại học thường kéo dài từ 4 đến 5 năm thì riêng ngành Y có thể lên đến 6 đến 7 năm. Chưa kể đến thời gian học để có thể có chứng chỉ hành nghề Bác sĩ nữa. Có thể thấy thời gian học Y thật sự rất dài và người học cần phải thật sự yêu thích, đam mê và có quyết tâm cao để có thể theo đuổi con đường Y học này. 

Thời gian học Y đối với một số ngành có thể lên đến 6 - 7 năm
Thời gian học Y đối với một số ngành có thể lên đến 6 – 7 năm

Bên cạnh đó khả năng “chín” về nghề thì sẽ rất lâu cần thời gian rất nhiều để tiếp xúc học hỏi tích lũy theo thời gian. Mình đã vào trường y vào năm 2006 và hiện tại đến năm 2021 bản thân cũng không dám tự nhận là “chín” trong nghề Y. Mình chỉ được gọi là có hiểu biết về những nguyên lý chung về điều trị xương khớp. Có rất nhiều bệnh là mà bản thân chưa từng gặp, chưa chẩn đoán cũng như điều trị được. 

Khả năng “chín” trong nghề Y cần rất nhiều thời gian
Khả năng “chín” trong nghề Y cần rất nhiều thời gian

Đến thời điểm hiện tại những người bạn cùng lứa của mình giờ đã đều có sự nghiệp ổn định: có người đã là chủ công trình, có người là trưởng phòng, giám đốc,… nhưng mà bản thân một bác sĩ như mình chỉ là mới bắt đầu và cũng chưa bao giờ dám tự nhận mình là “chín”, và có hiểu biết sâu rộng trong ngành y. Ngành y là một ngành đặc thù cần được tích lũy kinh nghiệm và kiến thức theo thời gian rất dài. Và vì thế rất nhiều thầy cô trong trường hay gọi rằng “quả chín muộn”

Thu nhập trung bình đối với ngành Y ở nước ta không cao
Thu nhập trung bình đối với ngành Y ở nước ta không cao

Ngành Y thực sự vất vả như vậy nhưng thu nhập trong nước không hề cao tí nào. Nếu so với những gì mà bản thân các sinh viên cũng như các bác sĩ đã cống hiến thì thật sự là chưa xứng đáng. Nếu bạn bắt gặp một vài vị bác sĩ có nhà lầu, xe hơi, bệnh nhân đông nườm nượp thì cũng đừng cho rằng ngành y là màu hồng.

Thứ mà chúng ta thấy được đó là những mặt nổi của họ, bạn sẽ không thể nào biết được trong quá khứ họ phải học tập rèn luyện, làm việc và cống hiến như thế nào để có thể thành công được như ngày hôm nay. Và số bác sĩ thành công được như vậy thật sự rất ít và đa số đều đang chật vật với nghề.

Ngành Y thực sự là một ngành vô cùng vất vả
Ngành Y thực sự là một ngành vô cùng vất vả

Chưa kể đến việc theo đuổi y khoa cũng gặp rất nhiều khó khăn gian khổ, đặc biệt là trong điều kiện công tác đầy khắc nghiệt. Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của nhân viên một cách tốt nhất nên có rất nhiều bất cập xảy ra. Hãy nhìn về câu chuyện của bác sĩ Hoàng Công Lương thì bạn sẽ có thể hiểu được bối cảnh ngành y trong nước hiện nay như thế nào. 

Đọc thêm:

Đòi hỏi về con người

Nếu như bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngành y và thực sự mơ ước trở thành một bác sĩ trong tương lai thì những khó khăn trên chắc chắn sẽ không thể nào cản bước được bạn đến với ngành y.

“Kiên trì” là một đức tính không thể thiếu nếu muốn theo đuổi ngành Y
“Kiên trì” là một đức tính không thể thiếu nếu muốn theo đuổi ngành Y

Tuy nhiên không chỉ những đặc thù nhất định của ngành Y mà bên cạnh đó để có thể đi lâu dài và cống hiến lâu dài với “sự nghiệp y đức” thì bạn cũng cần phải rèn luyện cho bản thân một đức tính cần cù. Cần cù theo đúng nghĩa đen của nó. Vì sao ư? Dưới đây là câu trả lời vì sao đức tính cần cù lại cần thiết đến như vậy:

  • Kiến thức trường Y thực sự rất khó

Ai cũng nói kiến thức trường Y thực sự rất nặng và khó. Nếu bạn không chuyên cần thì sẽ không thể nào có được kiến thức, hiểu biết vững chắc về bệnh lý và điều này gây khó khăn rất lớn đến công tác chuyên môn sau này. 

Chưa kể, ngoài giờ học ở trường bạn còn phải đi lâm sàng, đi trực ở bệnh viện, rồi phải tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Lúc đó bạn sẽ phát hiện ra rằng gần như thời gian biểu của bạn đều kín và có thể bạn còn không đủ thời gian để ngủ. 

  • Học Y khoa cần phải có khả năng tự học và tư duy sáng tạo tốt. 

Ở đây có nhiều người lầm tưởng rằng học Y nhất định phải học lực giỏi. Học lực giỏi sẽ giúp rất nhiều cho bạn nhưng không phải là yếu tố bắt buộc trong việc đăng ký nguyện vọng ngành Y. Minh chứng mới nhất là mới đây, Đại học Y Dược vừa công bố 3 cách tuyển sinh của trường và trong đó không hề nhắc đến là buộc phải học lực loại giỏi. 

Về quan điểm của cá nhân mình, một “cựu sinh viên Y” mà nói thì học Y không cần ở cấp 3 có thành tích gì đặc biệt. Mình đã từng chứng kiến nhiều trường hợp học lực giỏi nhưng khi vào trường Y thì học lực bê bết, còn có một số trường hợp khác học lực chỉ ở mức khá nhưng khi vào trường lại học rất tốt. 

Ở đây mình không nói tất cả mà chỉ đề cập đến một vài trường hợp mà bản thân đã bắt gặp. “Giỏi” mà ở cấp 3 mà mọi người hay nhắc đến là điểm và giấy khen nhưng đôi khi năng lực chưa đạt tới. 

  • Học Y cần có khả năng suy luận tốt

 Ngoài khả năng suy luận thì tư duy phản biện và khả năng tự tìm kiếm kiến thức cũng là một kỹ năng không thể thiếu đối với một sinh viên Y. Có một phương pháp học tốt, khả năng tự học và tiếp thu bài tốt thì đống kiến thức của trường Y sẽ không thể làm khó được bạn.

 Tuy nhiên nếu bạn không có một khả năng tự học cũng như khả năng tiếp thu bài tốt thì cũng đừng lo lắng sự nỗ lực và cần cù sẽ là chìa khóa quan trọng của bạn giúp bạn có thể ‘’sống sót ở trường Y” đó. 

Kinh tế gia đình

Ở Việt Nam hiện nay mình thấy có một điều vô cùng may mắn đó là không cần phải nhà giàu mới học được Y khoa. Nghe có vẻ hơi sai sai vì học phí cho hệ Bác sĩ hiện nay ở hầu hết các trường đều giao động từ 40 đến 70 triệu đồng. Nhưng thật ra con số này ở nước ngoài thì còn cao hơn thế nữa. Ở nước ngoài thì nhà có điều kiện mới có thể học Y được. 

Xem thêm:

“Kinh tế” gia đình cũng là một vấn đề cần cân nhắc trước khi học ngành Y
“Kinh tế” gia đình cũng là một vấn đề cần cân nhắc trước khi học ngành Y

Không chỉ về vấn đề học phí mà còn một vài vấn đề khác về kinh tế mà bạn cũng cần nên cân nhắc trước khi học y:

  • Đầu tiên là thời gian học rất lâu (từ 6 – 7 năm), khả năng có được thu nhập cao sau khi tốt nghiệp là rất ít
  • Thứ hai là tài liệu y khoa khá nhiều và khá mắc, mình không muốn nói là rất mắc vì có nhiều học kỳ chỉ vì mua sách vở tài liệu mà hơn nửa tháng mình phải ăn mì gói. 
  • Thứ ba, khi đi lâm sàng thì các sinh viên sẽ phải di chuyển qua lại giữa nhiều bệnh viện để học tập. Và đó cũng chính là một điều mà bạn cũng nên để ý: sinh viên cần phải có xe máy, khi di chuyển như vậy thì sẽ tốn tiền xăng, tiền gửi xe, và ăn uống,…
  • Điều cuối cùng là sinh viên gần như không có thời gian để đi làm thêm. Từ năm nhất đến năm cuối, bạn chẳng có thể tìm được cho mình khoảng thời gian trống nào để đi làm thêm cả. Từ năm nhất đến năm 2 bạn phải gồng mình để có thể hiểu được hết đống kiến thức chuyên ngành tại trường Y. Đến Y3, Y4, Y5 ngoài thời gian đi học ở trường, bạn còn phải đi lâm sàng ở bệnh viện, đi trực vào buổi tối,…

Tổng kết

Trên đây chỉ là tổng hợp những khó khăn mà các bạn trẻ nên cân nhắc khi học ngành Y mà mình đã quan sát và đúc kết ra được. Dù thế nào đi chăng nữa thì ngành Y thực sự là một ngành nghề đầy cao quý.

 Không chỉ riêng ngành Y mà bất kỳ ngành nghề nào cũng đều có khó khăn riêng. Có khó khăn thì chắc chắn cũng sẽ có quả ngọt. Nếu đã lỡ yêu và đam mê rồi thì chỉ cần cố gắng thôi. Có ác mộng đi chăng nữa thì cũng sẽ giúp bản thân trưởng thành hơn để vào nghề. 

Nếu bạn thấy bài viết này thực sự bổ ích hãy follow website của chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác!

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.