TẤT TẦN TẬT TẠI ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chúng tôi mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về các khối ngành và chính sách học bổng của trường Đại học Y – ĐHQGHN. Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản, thế mạnh về các ngành học và đặc biệt nhất tất cả những chia sẻ đều vô cùng tâm huyết đến từ những “tấm chiếu từng trải” về ngành.

Ngành học và học phí tại Đại học Y Hà Nội
Ngành học và học phí tại Đại học Y Hà Nội

1. Học phí của trường Đại học Y Hà Nội

Học phí theo ngành học tại trường Đại học Y dược Hà Nội
Học phí theo ngành học tại trường Đại học Y dược Hà Nội

Khoảng 7.150.000 đồng/kỳ/5 tháng (tính theo năm học 2020-2021) đối với các ngành học: Y khoa, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Điều dưỡng.

Mức học phí của trường sẽ tăng 10% mỗi năm, và mỗi kỳ học sinh viên chỉ cần đóng tiền một lần cho hết hếy kỳ.

Mức học phí 6.000.000 đồng/tháng (tương đương 60 triệu/năm) đối với ngành Răng Hàm mặt. Đặc biệt, mức học phí của ngành này không tăng thêm theo mỗi năm, và vẫn đóng 1 lần cho mỗi kỳ học.

2. Cơ sở học tập và thực tập

Sinh viên năm 1

Học đồng thời tại 2 địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – HUS (số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) với các môn đại cương như Lý sinh, Hóa đại cương, Xác suất thống kê và các môn triết như: Tư tưởng HCM, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Triết học Mác-Lênin,..

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - HUS
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – HUS

Và Trường Đại Học Y (số 2 Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) với các môn chuyên ngành như Giải phẫu, Ký sinh trùng, Y đức,..

Phòng khám Răng - Hàm - Mặt của trường Đại học Y dược Hà Nội
Phòng khám Răng – Hàm – Mặt của trường Đại học Y dược Hà Nội

Thường thì các bạn Y1 hoàn toàn có thể hoàn thành các môn học bên HUS trong năm đầu tiên nếu không bị rớt môn nào, và thành công vượt qua cuộc chiến đăng ký tín chỉ đầy kịch tính.

Sinh viên năm thứ 2, 3, 4, 5, 6

Sẽ được học tại Trường Đại Học Y (số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội). Sinh viên đại học y dược được đi lâm sàng và thực tập tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh Viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Nội tiết trung ương, Bệnh viện trung ương Quân đội 108, Bệnh viện E trung ương,..

Trường Đại Học Y dược số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Trường Đại Học Y số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khoảng cách từ 2 địa điểm học của Y1 và các anh chị khoá trên chỉ khoảng hơn 7km. Nhưng bạn đừng lo, đây chính là cơ hội để bạn nắm rõ từng ngóc ngách của thủ đô Hà Nội, vào trường rồi thì âu tu trở thành dân phượt chính hiệu nhé.

3. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất trường Đại học Y dược Hà Nội
Cơ sở vật chất trường Đại học Y dược Hà Nội

Trường Đại học Y gồm 3 tòa chính là Y1, Y2, Y3. Tòa Y1, Y2 tọa lạc tại số 2 Phạm Văn Đồng và Y3 nằm trong khuôn viên của ký túc xá ngoại ngữ. 

Sinh viên ngành Y Đại học Y Hà Nội trong một buổi thực hành
Sinh viên ngành Y Đại học Y Hà Nội trong một buổi thực hành

Mới nhìn bạn sẽ bất ngờ trước vẻ đẹp “mảnh mai” của toà Y1, tuy nhiên đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá bên trong. Hệ thống cơ sở vật chất bên trong, máy nào ra máy đó rất gì là này nọ.

Đại học Y Hà Nội từ trên cao
Đại học Y Hà Nội từ trên cao

Đâu ai nghĩ sàn nhà sẽ bóng loáng có thể soi như gương được luôn, điều hoà thì phà hơi lạnh dựng tóc gáy cả lên (nếu được bật nha).

Sinh viên ngành Y được thực hành thực tế trên người thật
Sinh viên ngành Y được thực hành thực tế trên người thật

Toà Y1, Y2 có đủ tiện nghi đi lại và không thể thiếu được chiếc thang máy mỗi ngày đèo đón hàng trăm sinh viên đến lớp. Hạn chế duy nhất là thang máy bên toà Y1 chỉ lên được mỗi tầng 7, còn các tầng khác thì bạn thử dành thời gian đi thang bộ lên xem có cách nào khác không nha.

Phòng Lab được trang bị đầy đủ thiết bị mới như hệ thống mô hình, tiêu bản. Dù không quá xịn như trường quốc tế nhưng phải gọi là đủ dùng.

Đọc thêm:

4. Review một số môn học điển hình năm 𝟏 & 𝟐

Triết học Mác-Lênin

Sinh viên thường xuyên xuất hiện trạng thái mê man, nói sảng khi không biết đây là đâu và tôi là ai trong những tiết học này.

Bạn nào chăm chỉ, muốn tạo ấn tượng tốt với thầy cô thì ngồi bàn đầu mà lúc thầy cô hỏi không biết trả lời thì cứ em xin lỗi cho qua.

Môn học này muốn được điểm A+ thì bạn cứ chăm chỉ làm hết các bài tập trắc nghiệm của khoa là 10 điểm trong tay chứ lo lắng gì nữa.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Điều mà không có nhiều người biết: “Tỷ lệ trượt học bổng vì môn Chủ nghĩa xã hội khoa học nhiều hơn con số mọi người nghĩ đến”. Bộ môn thiện lành này không đơn giản như cái tên của nó.

Bộ giáo trình gồm 8 chương, muốn ẳm trọn con A+ không còn là vấn đề trắc nghiệm và còn dựa vào một người có nhân phẩm tốt. Một câu nói rất hay là: “Thà học ít mà trúng đề còn hơn học nhiều mà lệch tủ”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tình yêu với Bác Hồ không thể nào giúp cháu đạt điểm tối đa môn tư tưởng được. Nhìn vào những bạn được A+, tôi gật gù vì đã hiểu thế nào là yêu quái.

Theo trải nghiệm thì sẽ có đề cương câu hỏi cuối kỳ đấy. Bạn phải linh động hỏi bạn bè, tận dụng mọi mối quan hệ để hỏi đề nếu thầy cô không cho đề cương ôn tập. Đây là cách biết bao thế hệ đã sử dụng để được qua môn.

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Thay vì nghĩ mình là một sinh viên trường Đại học y dược thì tôi thường nhầm lẫn mình là 1 thương gia hay doanh nhân vĩ đại.

Có nhiều sinh viên nói rằng: “Thời gian dành cho môn này còn nhiều hơn thời gian ngủ ấy vậy mà mức điểm vẫn mãi là ẩn số”, còn số mấy thì mọi người đoán thử nha.

Lịch sử đảng

Môn này sẽ thỏa mãn đam mê học sử của các bạn sinh viên nhưng đam mê cũng không đủ để vượt qua gánh nặng điểm số.

Xác suất thống kê

Không phải cứ giỏi toán là sẽ học giỏi môn này, xác suất thống kê cũng cần bạn có tư duy tốt.

Môn này học dễ lắm mà dễ rớt môn, vui vui cúp một tiết mà hôm sau cứ như ở một thế giới khác luôn. Muốn qua môn thì bạn nên sắm ngay quyển sách của anh Hoàng Văn Trọng, còn với phần thống kê thì nên nghe giảng và ôn tập theo kiến thức giảng viên đã dạy.

Hoá đại cương

Hoá cấp 3 chỉ xách dép cho hoá đại cương thôi. Nhìn thì thấy tên Hoá chứ vô học rồi mới biết học Lý nên bạn theo khối B thì nhớ cẩn thận nha.

Các bạn sinh viên truyền tai nhau rằng: “Thầy cho các em điểm thường xuyên cao vì đằng nào thi cuối kì các em điểm chả thấp, sang năm chúng ta lại gặp nhau”. 

Ký sinh trùng, vi sinh

Bạn nghĩ hoá đại cương là môn khó nhất là bởi vì bạn chưa học qua môn Vi sinh, Ký sinh trùng. 

Ở một thế giới hoàn toàn khác, bạn sẽ bảo viết tiểu luận dễ mà khoanh trắc nghiệm còn dễ hơn khi rơi vào hoàn cảnh này.

Lý sinh

Bạn nào từng chọn khối B00 vì “dốt lý” thì nay bạn sẽ hiểu cảm giác ăn ngủ cùng Lý sinh, cái giá phải trả khi học cấp 3 đã xem Lý là kẻ thứ ba mà lạnh nhạt.

Giải phẫu

Bạn sẽ nghĩ rằng mình là một hoạ sĩ khi ngồi hàng giờ vẽ lại các bộ phận trên cơ thể người để học cách giải phẫu.

Sự thật bạn nên biết rằng là chạy trạm không khó như bạn vẫn hay tưởng tượng, chăm học một chút là điểm sẽ cao thôi.

Môn này đặc thù ngành nên tận 5 tín chỉ, rớt môn là từ đau đầu vì học quá nhiều thành đau ví ví đóng tiền học lại từ đâu, nên bạn hãy cố gắng chăm chỉ để không bỏ phí công sức của mình nha. Hiệu ứng rớt môn này là kéo theo những môn sau sẽ vật vã lắm.

Hoá sinh

Lý sinh đã khó thì hoá sinh cũng khó không kém, thêm môn sinh nữa là vừa đủ combo nhai dễ mà khó nuốt trôi.

Môn này thầy bảo: “Cuối kỳ thi trắc nghiệm ai được 5 điểm là giỏi rồi”, và thế là nhiều bạn đã khóc. Nợ môn thì làm sao ra trường được đây!.

Sinh lý

Môn này thì cứ chăm đi học để bạn bè không có cơ hội bảo mình “yếu sinh lý” thui.

Thể chất

Top những môn học dễ qua nhất: Bóng chuyền hơi, khiêu vũ, bóng chuyền,… Bác nào có tiền sử đau lưng, mỏi gối, tê tay thì đăng ký học khiêu vũ ngay nhé.

Hiện tại, nhà trường đang có kế hoạch để các bạn sinh viên từ khoá K9 trở đi học kết hợp giữa thể chất với quân sự, trường Đại học Y dược sẽ triển khai tổ chức trong khoảng 6 tuần lúc sinh viên nghỉ hè. 

Thay vì học 4 kỳ như các anh chị K7, K8 thì các bạn sinh viên từ K9 sẽ hoàn thành khoá học quân sự và thể chất trong 6 tuần hè, và sau đó thì có thể tập trung hoàn toàn năng lượng vào việc học trên giảng đường, quá là tiện luôn nè.

5. Hoạt động ngoại khoá & 𝐫èn luyện kỹ năng mềm

Hoạt động chào đón tân sinh viên khoá QH.2022.Y của trường Đại học Y dược Hà Nội
Hoạt động chào đón tân sinh viên khoá QH.2022.Y của trường Đại học Y dược Hà Nội

Trường chưa có nhiều các hoạt động ngoại khoá để các bạn sinh viên có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm như các trường khác. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là sinh viên trường Đại học Y dược chỉ biết quanh quẩn bên thuốc và phòng giải phẫu.

Cán bộ, sinh viên Đại học Y Hà Nội đồng hành cùng tỉnh Bình Dương chống dịch
Cán bộ, sinh viên Đại học Y Hà Nội đồng hành cùng tỉnh Bình Dương chống dịch

Vào tháng 3 (tháng 4) mỗi năm trường sẽ tổ chức chương trình đặc biệt lớn mang tên “Sắc màu Y dược”. Đây là dịp cho các bạn sinh viên gắn kết tình cảm với nhau trong lớp và trong ngành.

Trường có ít hoạt động nên bạn có thể tìm các CLB để được học hỏi về các lĩnh vực khác và tham gia các hoạt động khác nhau. Cơ hội để giao lưu và cởi mở hơn trong quảng đời sinh viên là điều hết sức quý giá các bạn trẻ nên cần.

Hiện nay trường Đại Học Y – ĐHQGHN gồm có 10 câu lạc bộ chính thức:

  • CLB Học tập tích cực MPAC. 
  • CLB Tình nguyện Lửa xanh Y Dược.
  • CLB Âm nhạc SGC. 
  • CLB Răng hàm mặt OSC.
  • CLB Bóng đá SFC. 
  • CLB Nhiếp ảnh SPC 
  • CLB Nhảy DNA. 
  • CLB Tình nguyện Tâm. 
  • CLB Tiếng Anh ECU. 
  • CLB Tiếng Anh Điều dưỡng.

6. Học bổng của trường Đại học Y – ĐHQGHN

Đại học Y dược Hà Nội trao học bổng cho sinh viên có thành tích cao khi tốt nghiệp

Học bổng khuyến khích học tập (KKHT)

Điều kiện tối thiểu: GPA >= 3,0, không có môn nào dưới B trong kỳ đó. Nếu điểm của nhiều sinh viên bằng nhau thì ban cán sự lớp, sinh viên có tham gia CLB, tham gia công tác XH,.. sẽ nhận được sự ưu tiên hơn. 

Có ba mức học bổng: xuất sắc, giỏi, khá với trị giá lần lần lượt là 120%, 100%, 80% học phí của kỳ học đó.

Học bổng ngoài ngân sách

Vingroup: 1 triệu/tháng, điều kiện: GPA > 2.5, gia cảnh khó khăn,…

Ecopark: 5 triệu/tháng, học lực khá trở lên, gia cảnh khó khăn,…

Học bổng Seoul: Giá trị khoảng 2500 USD.

Đặc biệt, trong 1 năm học mỗi sinh viên chỉ được hưởng học bổng ngoài ngân sách 1 lần duy nhất. Và tất nhiên con số của học bổng cũng như nhà tài trợ có thể được thay đổi chứ không mãi cố định.

Chưa dừng lại ở đó, trường Đại học Y dược Hà Nội còn có nhiều chính sách khác nhau hỗ trợ các bạn sinh viên:

  • Miễn giảm học phí: áp dụng cho các bạn sinh viên có gia cảnh khó khăn, dân tộc thiểu sổ, mồ côi,.. với mức giảm từ 50-75-100% học phí.
  • Hỗ trợ tiền học tập nhận 1 lần mỗi kỳ.
  • Mỗi kỳ sinh viên sẽ nhận được trợ cấp xã hội 1 lần.

Chi tiết về điều kiện và cách nộp hồ sơ miễn giảm học phí, trợ cấp sẽ có nội dung chi tiết được gửi về gmail chung của lớp.

Bên trên là những thông tin mới nhất chúng tôi cập nhật dành cho bạn. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho các bạn về ngành Y tại trường Đại học Y dược Hà Nội.

Nếu bạn thấy bài viết thực sự bổ ích thì hãy follow website của chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.