CÁCH PHÂN BIỆT HO RA MÁU VỚI NÔN RA MÁU

Ho ra máu có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm: lao phổi, ung thư phổi, nhiễm trùng hô hấp, giãn phế quản,… Khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng ho ra máu có thể ban đầu đờm sẽ rất ít, có màu hồng hoặc hơi phơn phớt cam một chút, khó nhận ra và phát hiện sớm.

Bệnh nhân cũng khó phân biệt được tình trạng hiện tại của mình là ho ra máu hay nôn ra máu Vậy hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu và phân biệt đặc điểm giữa hai dấu hiệu này nhé.

1. Ho ra máu- tình trạng cấp cứu trong bệnh lý phổi và hô hấp

Ho ra máu vô cùng nguy hiểm
Ho ra máu vô cùng nguy hiểm

Ho ra máu là tình trạng cơn ho có xuất huyết và trong cơn ho có thể kèm theo đờm hoặc không.Ho ra máu có kèm đờm là tình trạng khi người bệnh khi gắng sức ho khạc ra đờm có dính máu. Tình trạng ho có đờm kèm máu tươi thường là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bệnh ung thư vòm cuống họng gây nên.

Nếu tình trạng ho ra máu của người bệnh được chẩn đoán là do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thì có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc bản thân người bệnh có thể tự khỏi bệnh nếu chăm sóc đúng cách. Nhưng mặt khác, tình trạng ho ra máu do ung thư phổi, ung thư vòm cuống họng,… gây ra sẽ đem đến biến chứng cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Đọc thêm:

2. Những đặc điểm phân biệt giữa ho ra máu và nôn ra máu

Biểu hiện của ho ra máu
Biểu hiện của ho ra máu

– Tiền sử

  • Ho ra máu: Các dấu hiệu của bệnh lý hô hấp.
  • Nôn ra máu: Các dấu hiệu, bệnh lý tiêu hóa.

– Tiền triệu 

  • Ho ra máu: Có tình trạng xuất hiện ho, ngứa họng.
  • Nôn ra máu: Có tình trạng xuất hiện buồn nôn, nôn

– Đặc điểm của máu

  • Ho ra máu: Trong máu có lẫn bọt.
  • Nôn ra máu: Trong máu không lẫn bọt nhưng có thể lẫn thức ăn.

– Màu sắc của máu

  • Ho ra máu: Đỏ tươi.
  • Nôn ra máu: Đỏ tươi, nâu.

– Biểu hiện

  • Ho ra máu: Máu có lẫn với đờm.
  • Nôn ra máu: Máu có lẫn với thức ăn.

– Triệu chứng đi kèm có thể có

  • Ho ra máu: Khó thở, ho, đau ngực; đi ngoài phân bình thường: có phân đen khi nuốt phải đờm máu.
  • Nôn ra máu: Có tiền sử bệnh lý tiêu hóa gợi ý. Có các dấu hiệu như ợ hơi, nôn, đau thượng vị, đi ngoài phân đen.

– Chẩn đoán dựa trên xét nghiệm

  • Ho ra máu: Có các đại thực bào chứa trong lòng các hạt hemosiderin.
  • Nôn ra máu: pH thấp.

3. Biến chứng có thể xảy ra khi xuất hiện tình trạng ho ra máu

  • Tử vong: Gặp trong ho ra máu nặng, do bị đứt một mạch máu trong phổi, như: vỡ phình mạch Rasmussen trong hang lao…, làm cho bệnh nhân tử vong trong bệnh cảnh mất máu cấp hoặc suy hô hấp do máu đông lại làm bít tắc các khí phế quản.
  • Suy tuần hoàn cấp: Gặp trong ho ra máu vừa và nặng. Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân khó thở, mạch nhanh nhỏ, da xanh tái, hạ huyết áp.
  • Viêm phổi sau ho ra máu: Môi trường máu là môi trường thuận lợi cho sự phát triển cho vi khuẩn. Ở bệnh nhân ho ra máu thường bị bội nhiễm hoặc viêm phổi do hít xuống hoặc sau khi ho ra máu, vì vậy trong quá trình điều trị ngoài thuốc cầm máu, cần phối hợp các thuốc kháng sinh để điều trị bội nhiễm phổi cho bệnh nhân.
  • Xẹp phổi: Nguyên nhân gây xẹp phổi do cục máu đông hoặc cục đờm làm tắc một nhánh phế quản. Bệnh nhân thấy đau ngực bên xẹp phổi kèm theo khó thở.
  • Thiếu máu: Do mất nhiều máu trong quá trình ho ra máu nặng hoặc ho ra máu rải rác, kéo dài trong nhiều ngày cũng làm mất một số lượng máu đáng kể trong khối lượng tuần hoàn chung của cơ thể. Thường là tình trạng thiếu máu đẳng sắc do mất số lượng máu quá lớn.

4. Nguyên tắc điều trị tình trạng ho ra máu

Nguyên tắc điều trị ho ra máu
Nguyên tắc điều trị ho ra máu

– Nguyên tắc chung : Cần phải đồng thời cầm máu với điều trị nguyên nhân gây ho ra máu, kết hợp với các biện pháp điều trị hồi sức khác.

– Các biện pháp điều trị cầm máu

Chăm sóc chung

  • Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, hạn chế vận động, tránh lo lắng kích thích.
  • Theo dõi sát số lượng máu ho ra, mạch nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và tình trạng chung của bệnh nhân để có thái độ xử trí kịp thời.

Các thuốc sử dụng trong xử lý ho ra máu

  • Các thuốc an thần, giải lo
  • Thuốc chống dị ứng
  • Thuốc chống co mạch

Điều chỉnh rối loạn đông máu, cầm máu.

Đọc thêm:

Các thuốc chống tiêu sợi huyết

– Các biện pháp hồi sức cấp cứu chung: Làm thông thoáng đường thở, thở oxy thông qua mũi, bồi phụ lượng tuần hoàn đã mất, bồi phụ điện giải, điều trị kháng sinh chống bội nhiễm.

– Các biện pháp can thiệp tích cực khác

  • Nội soi phế quản can thiệp bằng ống mềm hoặc ống cứng.
  • Chụp động mạch phế quản để phát hiện chỗ đang chảy máu.
  • Chỉ định ngoại khoa cho những trường hợp ho ra máu mà các biện pháp xử trí nội khoa không có kết quả, hoặc không hồi phục được.

Vấn đề phân biệt, phát hiện và điều trị là vô cùng quan trọng và cần thiết. Mỗi dấu hiệu sẽ là đặc trưng của các bệnh lý khác nhau, phác đồ điều trị cũng khác nhau. Khi bản thân, người nhà có những triệu chứng không rõ ràng của hệ hô hấp, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được đội ngũ bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, điều trị hiệu quả, tránh được tối đa hậu quả biến chứng mà bệnh đem lại đến bản thân người bệnh.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Nguồn: ivie.vn

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.