UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ AI NÊN TIÊM VACCINE HPV?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam từ độ tuổi 15 – 44 ước tính mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh.

Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, gần 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, hơn 2.000 trường hợp tử vong vì ung thư cổ tử cung trong năm 2018 (Theo VNVC).

Ung thư cổ tử cung và những điều cần lưu ý
Ung thư cổ tử cung và những điều cần lưu ý

HPV là gì?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – một loại virus gây u nhú ở người. Hiện có hơn 100 type HPV khác nhau, nhưng chỉ có một số ít virus có khả năng gây ung thư cao (như type 16 và 18).

Có 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời, không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, nhưng ngược lại, có hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra.

HPV vô cùng nguy hiểm
HPV vô cùng nguy hiểm

HPV – ung thư cổ tử cung lây qua đường nào?

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.

Vaccine HPV
Vaccine HPV

Virus HPV có thể tồn tại âm thầm và phát triển trong cơ thể mà không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, việc tiếp cận với các biện pháp phòng ngừa này bị hạn chế và ung thư cổ tử cung thường không được xác định cho đến khi nó tiến triển nặng hơn và các triệu chứng phát triển. Ngoài ra, khả năng tiếp cận điều trị các tổn thương ung thư (ví dụ: phẫu thuật ung thư, xạ trị và hóa trị) có thể bị hạn chế, dẫn đến tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung ở các nước này cao hơn.

Chính vì thế biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tử cung chính là tiêm vaccine phòng chống virus HPV đối với bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi.

Tiêm vaccine ngừa HPV như thế nào?

Theo khuyến cáo mọi người nên chủng ngừa HPV ở tuổi 11 hoặc 12. Nhưng mọi người có thể chủng ngừa bất kỳ lúc nào từ 9 đến 26. Thuốc chủng ngừa HPV có hiệu quả tốt nhất khi được tiêm trước khi một người bị nhiễm HPV. 

Thuốc chủng ngừa HPV không thể chữa khỏi bệnh nhiễm HPV mà một người đã mắc phải. Đó là lý do tại sao tốt hơn là bạn nên chủng ngừa HPV trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên!

Tiêm Vaccine đúng lúc để phòng tránh HPV
Tiêm Vaccine đúng lúc để phòng tránh HPV

Có nhiều loại vaccine HPV khác nhau có sẵn nhưng không phải tất cả chúng đều có sẵn ở mọi nơi, vì vậy vaccine mà bạn tiêm sẽ phụ thuộc vào nơi bạn sống. Ở Việt Nam đang lưu hành vacxin Gardasil phòng 4 type HPV 6, 11, 16. Loại vaccine này đã được phê chuẩn để sử dụng ở độ tuổi 9-26, tuy nhiên độ tuổi thích hợp nhất để tiêm là 11-13 tuổi.

Những người dưới 15 tuổi nên tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tháng.

Người từ 15 tuổi trở lên nên tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng.

Lịch tiêm 3 mũi như sau:

  • Mũi 1: là ngày tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau liều đầu tiên.

Chủng ngừa xong thì có cần kiểm tra ung thư cổ tử cung nữa không?

Có! Tất cả phụ nữ, bao gồm cả những người đã chủng ngừa HPV, nên được kiểm tra ung thư cổ tử cung theo lịch định kỳ.

Nếu không thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào, chị em cần tầm soát định kỳ.

*Tổ chức WHO khuyến cáo:

Việc sàng lọc nên bắt đầu từ 30 tuổi bằng xét nghiệm HPV trong mỗi 5-10 năm (25 tuổi trở lên đối với phụ nữ nhiễm HIV). Phụ nữ nhiễm HIV cũng cần được tầm soát thường xuyên hơn, từ 3 đến 5 năm một lần.

Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên làm HPV test đồng thời với Pap test. Tầm soát thường quy bằng PAP test vẫn được xem là một test tầm soát ung thư cổ tử cung tốt cho phụ nữ từ 21 tuổi trở lên.

Xem thêm:

Ai không nên tiêm phòng HPV?

Thuốc chủng ngừa HPV không nên được tiêm cho những người:

1/ Đã bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) với liều vaccine HPV trước đó hoặc bất kỳ thành phần nào của nó.

2/ Phụ nữ đang mang thai.

3/ Không có đủ 6 củ. Đùa đấy, chừng này không đắt so với sức khỏe của bạn đâu!

Đồng tính nam và người chuyển giới có cần tiêm vaccine HPV không?

Có! HPV không chỉ gây ung thư cổ tử cung.

Nam giới có thể bị nhiễm virus HPV thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nhiễm vi rút HPV type 16, 18 có thể gây ra ung thư hậu môn, dương vật, miệng hoặc cổ họng.

Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tiêm vaccine HPV cho cả trẻ em trai và gái vì virus HPV là nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục và nhiều bệnh ung thư cho cả 2 giới. Ngoài việc bảo vệ nam giới khỏi bệnh sùi mào gà, ung thư hậu môn, dương vật, miệng, ung thư vòm họng do virus HPV thì việc tiêm vaccine ngừa HPV cho nam giới còn có tác dụng bảo vệ cho bạn tình của họ không bị lây nhiễm HPV.

Theo NHS, cần tiêm vaccine ngừa HPV cho bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người đồng giới cho đến 45 tuổi.

Vậy, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung cũng như HPV hiệu quả

Để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung:

  • Hỏi bác sĩ của bạn về thuốc chủng ngừa HPV: Tiêm vắc xin để ngăn ngừa nhiễm HPV có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV.
  • Làm xét nghiệm Pap định kỳ: Xét nghiệm Pap có thể phát hiện các tình trạng tiền ung thư của cổ tử cung, do đó chúng có thể được theo dõi hoặc điều trị để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Hầu hết các tổ chức y tế đề nghị bắt đầu xét nghiệm Pap định kỳ ở tuổi 21 và lặp lại chúng sau mỗi vài năm.
  • Tình dục an toàn: Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chẳng hạn như sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục và hạn chế số lượng bạn tình.
  • Chia sẻ bài viết này đến bạn bè và cả bạn tình của bạn để cùng có thêm kiến thức về HPV và ung thư cổ tử cung.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Nguồn: Lee Harj

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.