6 DẤU HIỆU BAN ĐẦU CỦA UNG THƯ VÚ VÀ CÁCH TỰ KHÁM VÚ

Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ tử vong ở nữ giới.

Mặc dù ung thư vú thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng việc phát hiện kịp thời có thể giúp việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả cao hơn.

Một khối u ở vú là triệu chứng biểu hiện phổ biến nhất và trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các dấu hiệu, triệu chứng ban đầu của ung thư vú và nên khám vú như thế nào để không bỏ sót nhé!

Bệnh ung thư vú rất là nguy hiểm đối với sức khỏe
Bệnh ung thư vú rất là nguy hiểm đối với sức khỏe

Những dấu hiệu sớm của ung thư vú

Ngay từ sớm, một người có thể nhận thấy sự thay đổi ở vú khi họ khám vú hàng tháng hoặc khi cơn đau bất thường, kéo dài và tăng dần về mức độ.

Các dấu hiệu sớm của ung thư vú có thể là:

  • Thay đổi hình dạng của núm vú.
  • Đau vú kéo dài không giảm đi sau kỳ kinh tiếp theo.
  • Một khối u mới không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo của bạn.
  • Tiết dịch núm vú từ một bên vú có màu trong, đỏ, nâu hoặc vàng.
  • Nổi mẩn đỏ không rõ nguyên nhân, sưng tấy, kích ứng da, ngứa ngáy hoặc phát ban trên vú.
  • Sưng tấy hoặc một khối u xung quanh xương đòn hoặc dưới cánh tay.
Các dấu hiệu của ung thư vú
Các dấu hiệu của ung thư vú

Khi bạn phát hiện một khối cứng với các cạnh không đều có nhiều khả năng là ung thư!

Như thế nào là “Một chiếc vú bình thường”?

Thực sự thì không có tiêu chuẩn nào là một bộ ngực “bình thường” cả. Ngực của mỗi người đều khác nhau. Vì vậy, khi chúng ta nói về một bộ ngực bình thường, tức là nó bình thường đối với bạn. Điều đó nghĩa là bộ ngực mà bạn vẫn sở hữu bấy lâu, ngắm nghĩa, sờ nắn nó mỗi ngày, không có thay đổi đáng kể nào.

Hãy chú chăm sóc chiếc ngực
Hãy chú chăm sóc chiếc ngực

Tuy nhiên có một điều cần lưu ý rằng việc thay đổi vú trong thời kỳ rụng trứng là điều thường thấy. Một số triệu chứng có thể là:

  • Sưng tấy
  • Đau nhức
  • U cục

Hãy yên tâm là triệu chứng này sẽ hết sau khi bạn bắt đầu có kinh nguyệt trở lại (hoặc không).

Vậy nên khám vú bằng cách nào?

Không nhất thiết phải đến bệnh viện hoặc phòng khám thường xuyên mới có thể khám, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra cặp dú của mình.

Các chuyên gia khuyến cáo, từ tuổi 20, phụ nữ nên tự kiểm tra vú mỗi tháng 1 lần, ngay sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, từ 40 trở lên, nên chụp X- quang tuyến vú mỗi năm 1-2 lần.

Việc kiểm tra thường xuyên có thể giúp bạn biết được bộ ngực của mình trông như thế nào, quen với nó và dễ dàng nhận ra những thay đổi bất thường nếu có.

Hãy tự khám để có thể phát hiện ung thư vú sớm 
Hãy tự khám để có thể phát hiện ung thư vú sớm 

Đây là những gì cần quan sát trong một lần tự khám:

  • Sự khác biệt về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc của dú.
  • Da bị lõm hoặc phồng lên.
  • Mẩn đỏ, đau nhức, phát ban hoặc sưng tấy.
  • Tụt núm vú, tiết dịch bất thường.

Xem thêm: 

Cách tự khám vú

1. Nhìn thẳng vào gương

Thực hiện các động tác với tay sau: 

  • Để tay bình thường.
  • Tay giơ lên ​​trên hoặc sau đầu của bạn.
  • Tay chống hông và căng cơ ngực.
Soi gương để tự khám ung thư vú
Soi gương để tự khám ung thư vú

Hãy chú ý đến:

  • Bất kỳ thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của vú.
  • Bất kỳ vết lõm nào của da.
  • Bất kỳ thay đổi nào của của núm vú.
  • Bất kỳ dịch gì chảy ra từ núm vú (bằng cách bóp nhẹ).

2. Nằm xuống

Đặt gối dưới vai trái với tay trái dưới đầu:

  • Dùng ba ngón tay giữa của bàn tay phải, giữ phẳng các ngón tay để kiểm tra ngực trái.
  • Ấn mạnh, sử dụng các chuyển động tròn nhỏ để cảm nhận các cục u.
  • Bắt đầu từ mép ngoài của vú, đi vào trong theo vòng tròn.
  • Kiểm tra toàn bộ vú, nách và sau núm vú.
  • Lặp lại các bước này bằng tay trái để kiểm tra vú phải.

3. Trong phòng tắm

  • Nâng cánh tay phải lên trên đầu.
  • Xà phòng tay trái và kiểm tra ngực phải như được mô tả trong “tư thế nằm”.
  • Lặp lại các bước bằng cách sử dụng tay phải để kiểm tra ngực trái.
Các bước để có thể tự kiểm tra
Các bước để có thể tự kiểm tra

Đặc biệt, hãy luôn nhớ rằng:

  1. Không ai hiểu rõ về ngực của bạn hơn bạn.
  2. Tự khám vú thường xuyên 1 tháng/ lần sẽ giúp bạn tự tầm soát ung thư vú tốt.
  3. Nếu bạn không làm được điều số 2, bạn có thể nhờ bạn trai của bạn.
  4. Bạn trai của bạn cũng có thể bị ung thư vú.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Nguồn: Lee Harj

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.