6 NĂM HỌC Y CỦA SINH VIÊN SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Chặng đường được làm một sinh viên của các bạn học Y nghĩ thì lâu vậy thôi chứ đối với mấy bạn sinh viên học Y nó lại trôi qua rất nhanh. Không ồn ào, không thị phi, thời sinh viên của các bạn diễn ra mau chóng trong vòng 6 năm trời.

Năm 1: Tân sinh viên Y1 

Đỗ đại học y, bạn vừa trải qua một kỳ thi quan trọng, khó nhằn nhất. Cột mốc quyết định cả tương lai sau này của bạn, giống như câu nói quen thuộc “Đỗ đại học rồi muốn làm gì làm” và cú lừa cay đắng nhất mà tân sinh viên vẫn hay nghỉ là “Học đại học sướng lắm”, “Lên đại học rồi không phải học lý, hoá nữa”.

Tân sinh viên Y và những điều cần biết
Tân sinh viên Y và những điều cần biết

Bạn ngủ quên trong sự vui sướng, bắt đầu ngày tháng ăn chơi bù đắp lại khoảng thời gian đã mất, cày cuốc sáng đêm luyện thi.

Bước chân đầu tiên vào cánh cổng đại học, bạn tự đặt ra cho mình mục tiêu sẽ có học bổng, học lực nằm trong top 3 của lớp như thành tích nổi bật của bạn ở cấp 3.

Nhưng rồi môn học Giải phẫu bắt đầu ập đến! Theo đó là hàng loạt các môn cơ sở, 18 năm rồi mà lần đầu tiên bạn trải nghiệm cảm giác “rớt môn”.

Đọc thêm:

Năm 2: Thích nghi với môi trường mới

Cuối cùng bạn đã quen được với cuộc sống ở trường y, học hành cũng tiến bộ hơn, bạn tham gia vào một câu lạc bộ, kết thân được với bạn bè mới và một số anh chị có tiếng khóa trên. Cũng thú vị đấy nhưng bạn vẫn chưa thể trả lời được câu hỏi của thằng bạn: “Mày thích học y không?”.

Trải qua 1 năm được tiếp xúc với các kiến thức nền tảng, ấy vậy mà bà con láng giềng lại xúm lại vây quanh bạn chờ đến lượt mình khám sức khoẻ vì biết mình học y.

Y2 đã thích nghi tốt với môi trường đại học
Y2 đã thích nghi tốt với môi trường đại học

Bạn chỉ biết mỉm cười và đáp: “Con mới là sinh viên năm hai, mới học sơ chưa có khám cho mọi người được, các bác chịu khó lên bệnh viện người ta xét nghiệm tổng quát cho chắc ăn”.

Năm 3: Bắt đầu cuộc sống ngày dài hơn đêm

Bạn bắt đầu cuộc sống bận rộn của một sinh viên y, sáng bệnh viện, chiều lên lớp, tối lại trực và hôm sau lặp lại y như vậy. Mới đầu bạn có thể cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi và muốn buông xuôi. 

Cho đến khi bạn thực tập tại khoa X, bạn mới từ từ nhận ra được mạng sống quý giá đến nhường nào, trách nhiệm của bản thân đối với những sinh mạng ngoài kia.

Y3 đã đi thực tập
Y3 đã đi thực tập

Bạn có thể gặp được các tiền bối, anh chị giỏi trong nghề, những người khiến bạn phải nhìn họ bằng đôi mắt tràn đầy sự ngưỡng mộ và khao khát được như họ.

Từ từ niềm đam mê học y bắt đầu trỗi dậy, tạo động lực cho bạn học tập nhiều hơn. Thỉnh thoảng cũng có lúc rất mệt mỏi và chán nản, nhưng bạn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ từ bỏ.

Năm 4: Học kiến thức chuyên khoa

Đây thì là năm khổ cực nhất đời sinh viên rồi. Kiến thức chuyên môn bắt đầu dồn dập nhiều hơn, Nội Ngoại Sản Nhi dồn hết học vào một năm, bảo sao mà không mệt? 

Bạn cũng đã học được một số kiến thức nhất định về ngành. Bắt đầu thấy tóc cha mẹ bạc đi đôi chút, gọi về nhà dặn dò “Bố hút thuốc ít thôi chứ hại phổi, nhậu ít thôi chứ hại gan”.

Năm 4 đã có sinh viên Y đã có nền tảng kiến thức vững chắc
Năm 4 đã có sinh viên Y đã có nền tảng kiến thức vững chắc

Mỗi khi có dịp về nhà lại bắt đầu khám sơ xem mẹ có gì bất thường không? Cầm hộ tờ kết quả xét nghiệm của bác hàng xóm cũng tự tin mà nói chứ không còn lo lắng như sinh viên Y1 nữa.

Bố mẹ tự hào khi có đứa con học y, còn mình thì loay hoay mãi chẳng hiểu sinh viên Y4 như mình giỏi chỗ nào ta? Chỉ biết tiếp tục cố gắng học để mà ra trường.

Năm 5: Sắp tốt nghiệp

Có trải nghiệm mới biết không phải “Y4 mệt nhiều rồi thì Y5 thực hành sẽ đỡ hơn”. Hoá ra vẫn là lời nói dối thôi!. 

Tuy nhiên, Y5 sẽ có cái nhìn bao quát hơn, mở mang nhiều kiến thức hơn về chuyên khoa lẻ. Tuyệt vời cũng không kém khoa Nội Ngoại Sản Nhi là mấy, bạn bè cũng vì thế mà có nhiều bạn bắt đầu chuyển hướng.

Áp lực đè nặng trên đôi vai của các bạn sinh viên y

Sinh viên cũng bắt đầu nhận ra được áp lực vô hình đang đè lên mình lúc này, không phải thi cử, không phải có tiết mà là sắp tốt nghiệp rồi. Hoang mang tột độ và tự hỏi nếu ngày đó đến thì mình phải làm sao?.

Đọc thêm:

Năm 6: Chuẩn bị tốt nghiệp

Ngày tháng ấy cuối cùng cũng đến, thoáng chút buồn trên nụ cười ấy. Còn rất nhiều điều làm bạn trăn trở: chưa tự tin về tay nghề của bản thân, không tự tin khi đảm nhận vai trò mới: “Liệu mình có thể làm bác sĩ không?.

“6 năm chỉ là nền tảng, còn phải rèn luyện thêm nhiều lắm mới vững tay nghề được. Chỉ là ý chí quyết tâm, chăm chỉ thì chuyện trở thành bác sĩ cầm dao mổ chỉ là câu chuyện sớm muộn trong tương lai gần mà thôi”, câu nói của người anh khoá trên an ủi và động viên mình. Mà chưa kịp suy nghĩ bác sĩ gọi: “Em mau đi nhận bệnh mới cho anh với”.

Năm 6 là khoảng thời gian chuẩn bị tốt nghiệp ra trường

Khoan đã, dừng lại chút. Mấy cô cậu thất bại này: “Hết 6 năm rồi mà chưa có nổi một mối tình vắt vai cơ đấy!”.

Nếu bạn thấy bài viết thực sự bổ ích thì hãy follow website của chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.