PHÙ DO SUY TIM: PHÂN BIỆT VỚI CÁC BỆNH KHÁC

Phù trong suy tim là phù mềm, ấn lõm và biểu hiện rõ rệt khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, phù thường xuất hiện ở chân, mắt cá chân và bụng. Giảm phù nề mà một trong những mục tiêu hàng đầu trong điều trị suy tim, giúp giảm gánh nặng cho tim, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Phù trong suy tim hay bệnh phù tim là một trong những triệu chứng điển hình của suy tim, đặc biệt là suy tim phải và suy tim toàn bộ.

Tại sao suy tim lại gây phù?

Cơ chế gây phù trong suy tim được giải thích như sau: Khi tim bị suy, một hoặc cả hai buồng tim dưới (tâm thất trái và tâm thất phải) sẽ giảm khả năng bơm máu. Đồng thời, khả năng thu hồi máu từ các cơ quan trở về tim cũng giảm sút dẫn đến máu ứ đọng tại các tĩnh mạch gây ra phù nề. Có 2 yếu tố tạo nên cơ chế phù trong suy tim bao gồm:

Tim giảm khả năng bơm và hút máu 

Suy tim khiến tim co bóp không hiệu quả nên làm giảm cung cấp máu tới các cơ quan và làm giảm khả năng hút máu từ các cơ quan trở về tim. Khi đó, máu bị ứ lại tại các tĩnh mạch ngoại biên , lâu dần dẫn đến sự tích tụ dịch tại các mô xung quanh trong cơ thể gây phù, đặc biệt là ở chân và mắt cá chân. 

Thận giảm khả năng đào thải chất lỏng dư thừa

Suy tim làm giảm lượng máu giàu oxy tới nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Lâu dần thận bị tổn thương và giảm khả năng đào thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, đó cũng là nguyên nhân khiến người bệnh phù nề, tăng cân.

Phù trong suy tim biểu hiện rõ ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân
Phù trong suy tim biểu hiện rõ ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân

Đọc thêm:

Dấu hiệu phù do suy tim khác gì so với bệnh khác?

Khi có các dấu hiệu phù, làm thế nào để phân biệt được có phải phù trong suy tim hay không? Bởi phù không chỉ là triệu chứng của riêng suy tim mà nó còn xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác như suy dinh dưỡng, xơ gan… Dưới đây là các tính chất phù trong suy tim giúp bạn nhận biết:

– Đặc điểm của phù trong suy tim chủ yếu là phù chi dưới, phù mềm, trắng, ấn xuống tạo thành vết lõm,vết lõm này có thể tồn tại vài phút và không đau. Phù chân trong suy tim làm người bệnh cảm thấy sưng ở chân và mắt cá chân, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là giày, dép trở nên chật hơn bình thường. 

– Triệu chứng phù trong suy tim hay xuất hiện về chiều, khi người bệnh đứng lâu. Và sẽ giảm bớt khi nằm xuống nghỉ ngơi hoặc vào lúc sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy. 

– Khi suy tim nặng hơn, phù sẽ càng nhiều hơn và rõ ràng hơn. Thậm chí có thể phù toàn thân và xuất hiện suốt cả ngày, không giảm nếu không được điều trị.

Ở giai đoạn suy tim nặng (suy tim độ 3, suy tim độ 4), phù xuất hiện thường xuyên hơn và phù ở toàn thân, tích tụ ở bụng gây ra cổ trướng. Đặc biệt theo Gs. Phạm Gia Khải cho biết trong suy tim người bệnh không chỉ bị phù mà thường kèm theo các triệu chứng suy tim điển hình khác như khó thở, mệt mỏi, ho khan hoặc có lẫn bọt hồng.

Cách giảm nhẹ phù cho người bệnh suy tim

Tình trạng phù nề làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng huyết áp từ đó gia tăng áp lực cho tim, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn và làm nặng thêm bệnh suy tim. Chính vì vậy, điều trị giảm phù trong suy tim là việc làm cấp thiết để ngăn ngừa suy tim tiến triển.

Biểu hiện của bệnh phù ở bàn chân
Biểu hiện của bệnh phù ở bàn chân

Dùng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là lựa chọn hàng đầu trong điều trị suy tim, giúp loại bỏ bớt lượng nước và muối dư thừa trong cơ thể bằng cách tăng bài tiết qua nước tiểu. Từ đó giúp giảm phù ở bệnh nhân suy tim hiệu quả. Các loại thuốc lợi tiểu thường dùng là: thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu Thiazid và thuốc lợi tiểu giữ kali. Tùy từng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc đơn độc hoặc phối hợp các loại thuốc với nhau cho hợp lý.

Thuốc lợi tiểu thường được dùng vào buổi sáng thay vì buổi tối để tránh việc tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu dùng thuốc lợi tiểu hạ kali máu (nhóm Thiazid, nhóm lợi tiểu quai) thì trong chế độ ăn hàng ngày bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cam hay các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, cải bắp… Ngược lại, nếu sử dụng nhóm lợi tiểu giữ kali thì bạn cần hạn chế các thực phẩm đó trong bữa ăn hằng ngày và tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, phô mai… do thuốc có thể làm giảm nồng độ canxi trong cơ thể.

Thông thường, các thuốc lợi tiểu khá an toàn nhưng nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như rối loạn nhịp tim, đau đầu, chóng mặt, khát nước, chuột rút, tiêu chảy… bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc phù hợp.

Xem thêm:

Ăn giảm muối

Nồng độ natri trong cơ thể càng cao càng làm tăng tình trạng giữ nước và khiến triệu chứng phù trở nên rõ rệt hơn. Vì vậy người bệnh suy tim cần có một chế độ ăn nhạt, hạn chế tối đa lượng muối đưa vào cơ thể. Người bệnh nên ăn các món hấp, luộc như đậu phụ luộc, bí xanh, bí đao luộc bỏ nước, cá hấp nhạt, khoai tây, khoai lang rán hoặc luộc… Đồng thời cần tránh các món ăn tẩm ướp nhiều gia vị như thức ăn chế biến sẵn (giò chả, lạp sườn, đồ hộp), cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối, thức ăn nướng…

Tập thể dục vừa sức

Phù trong suy tim là do tình trạng ứ trệ tuần hoàn gây ra nên người bệnh cần tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên để giúp máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách để người bệnh thư giãn, giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, giúp nâng cao sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bệnh nhân suy tim chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga… Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ luyện tập khoa học và phù hợp nhất với sức khỏe.

Dùng kết hợp Ích Tâm Khang để giảm phù do suy tim nhanh hơn

Song song với thuốc điều trị và chế độ ăn uống, tập luyện, người bệnh suy tim nên sử dụng kết hợp thực phẩm hỗ trợ để giảm phù trong suy tim và các triệu chứng khác tốt hơn. Hiện nay, tại Việt Nam, có TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứnglâm sàng cho  hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim (phù, khó thở, mệt mỏi, ho, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Kết quả nghiên cứu này cũng được Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada đăng tải năm 2014.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng phù trong suy tim. Từ đó giúp bạn có thể nhận biết sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển.

Các kênh thông tin nhà SVYKUTE:

Nguồn: Suytim.co

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của SvyKute

Nếu thích bài viết này? Vui lòng chia sẻ nó lên các mạng xã hội của bạn.